Thêm nhiều bài kiểm tra toán có thể sẽ tốt cho học sinh tiểu học nếu được thực hiện đúng cách
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Anh đang giới thiệu nhiều hình thức kiểm tra hơn. Vào tháng 6/2022, học sinh lớp 4 (8-9 tuổi) phải thực hiện một bài kiểm tra về bảng cửu chương. Điều này có nghĩa là riêng với môn Toán, trẻ sẽ phải trải qua 4 lần kiểm tra trong giai đoạn tiểu học.
Kiểm tra về bảng cửu chương kết hợp một bài kiểm tra đánh giá về số đếm cũng như khả năng đọc, giao tiếp và ngôn ngữ. Bài kiểm tra này được giới thiệu vào năm 2021 đối với trẻ 4 tuổi tham gia vào lớp tiếp nhận những em mới vào trường. Trẻ cũng thực hiện những bài kiểm tra SAT chuẩn hoá ở lớp 2 (6-7 tuổi) và lớp 6 (10-11 tuổi)
Mặc dù kết quả kiểm tra có thể cung cấp nhiều thông tin, nhiều bài kiểm tra hơn không đồng nghĩa với việc giúp trẻ thoát khỏi những khó khăn, vướng mắc của mình. Trên thực tế, các tình huống kiểm tra gây ra sự hồi hộp, lo lắng, và việc chuẩn bị cho các bài kiểm tra có tính đánh cược cao có thể biến lớp học thành những công xưởng luyện thi. Trước khi tốt nghiệp tiểu học, rất nhiều trẻ đã phải trải qua số lượng không đếm xuể các lớp học toán với cảm giác lo lắng mà không biết được điều gì đang diễn ra. Đây là một thực trạng cần được sớm nhận diện trong giáo dục.
Vật lộn với môn toán
Nghiên cứu chỉ ra rằng có 2 nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại trong môn toán. Thứ nhất là do chứng khó học toán (dyscalculia)-một hội chứng rối loạn gây khó khăn trong việc nhớ và hiểu để tính toán các con số cũng như sự kiện toán học. Hội chứng này xuất hiện với tỷ lệ 1/20 trẻ. Nguyên nhân thứ 2 là chứng lo âu về toán học (mathematics anxiety). Đây là một phản ứng cảm xúc tiêu cực với toán học và là vấn đề thậm chí còn phổ biến hơn so với nguyên nhân thứ nhất. Theo một nghiên cứu quốc tế diện rộng, khoảng 1/3 thanh thiếu niên cảm thấy hồi hộp khi họ làm toán.
Chứng khó học toán là một dạng khuyết tật phát triển (developmental disability) với biểu hiện là những khó khăn nghiêm trọng, dai dẳng với việc học và làm toán. Vấn đề này thường xuất hiện ở người trẻ, và gây ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như công việc, thậm chí là tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, một người mắc chứng khó học toán có thể gặp khó khăn với việc xem giờ đồng hồ, gặp vấn đề với việc ước lượng thời gian cần thiết cho các hoạt động khác nhau, hoặc gặp vấn đề về tìm kiếm các nguyên liệu nấu ăn phù hợp.
Mặt khác, chứng lo âu về toán học là một dạng cảm xúc căng thẳng và lo sợ mà nhiều người đã trải qua khi họ đối diện với các vấn đề toán học hoặc khi họ phải làm việc với những con số trong cuộc sống thường ngày.
Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi trong lớp học cũng như dẫn tới nhiều triệu chứng tâm lý không thoải mái, bao gồm tim đập nhanh hoặc cảm giác nôn nao, bồn chồn. Một nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra rằng làm bài tập các thuật toán dưới sự giám sát của một người quan sát có thể dẫn tới những thay đổi trong tư thế, dáng điệu của mỗi người. Họ áp dụng các tư thế giống như phản ứng sợ bị ngã khi đứng trên một bề mặt cao.
Mặc dù một người có thể cùng bị ảnh hưởng bởi cả hội chứng khó học toán và chứng lo âu về toán, điều này cũng không đáng lo ngại. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% trẻ có mức độ hồi hộp, lo lắng khi làm toán cao vẫn đạt được kết quả bằng hoặc trên trung bình.
Ảnh hưởng của chứng khó học toán và chứng lo âu về toán được biểu hiện từ những năm học đầu tiên. Điều này có nghĩa là chúng có thể được nhận diện và những hỗ trợ, giúp đỡ sớm cũng sẽ được triển khai. Tuy nhiên, trong khi việc kiểm tra ở lớp vỡ lòng cung cấp những thông số đo lường sớm khi trẻ gặp khó khăn với việc học toán, đây cũng không phải là cách mà kết quả bài kiểm tra được sử dụng. Đầu tiên, tất cả kết quả không được chia sẻ với các nhà trường. Thay vào đó, chúng được lưu trữ trong dữ liệu quốc gia về học sinh và được sử dụng để tạo ra các công cụ đo lường quá trình vào cuối giai đoạn 7 tuổi tới 11 tuổi (Key Stage 2). Bên cạnh đó, không có một tiêu chuẩn nào để so sánh điểm số của trẻ. Trên thực tế, mỗi trẻ không kiểm tra cũng một nội dung câu hỏi như nhau, do đó điểm số của chúng cũng không thể đối sánh một cách trực tiếp.
Theo các nhà nghiên cứu, bất kỳ một chính sách giáo dục hiệu quả nào để cải thiện kết quả môn toán đều phải giải quyết hội chứng khó học toán và chứng lo âu về toán. Và những sự can thiệp (nếu có) phải bắt đầu sớm, và những bài kiểm tra sớm cũng có thể là một công cụ hữu ích nếu kết quả được sử dụng để nhận diện được những trẻ đang cần sự giúp đỡ và hỗ trợ.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024