Thổi bùng động lực học tập: Sự khởi đầu cho mọi thành công
Động lực thể hiện qua sự hứng thú, nhiệt tình, và hành động có mục đích của chúng ta dành cho một sự vật hay sự việc nào đó. Động lực học tập cũng tương tự. Động lực là lý do để ta kiên trì với mục đích, đặt mục tiêu rõ ràng, và lên kế hoạch hoàn thành chúng một cách tốt nhất.
Động lực giúp các bạn tập trung vào mục tiêu, nghiêm túc đi theo quá trình để đạt được kết quả cuối cùng. Như vậy, các bạn sẽ không bị xao nhãng bởi những yếu tố bên ngoài, duy trì sự tập trung và chú ý cho mục tiêu đã đề ra. Nhất là những bạn học sinh, sinh viên đang trong thời điểm quan trọng như mùa thi thì rất cần động lực để cố gắng.
Thông qua nhiều ví dụ trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy những bạn học sinh sinh viên có mục tiêu học tập, có động lực rõ ràng sẽ chủ động hơn trong vấn đề học tập. Các bạn luôn thể hiện sự kiên trì, tìm tòi khám phá những điều mới lạ, năng nổ trong công việc, và biết sắp xếp việc học cho phù hợp.
Vấn đề động lực học tập chưa bao giờ là một vấn đề cũ, bởi vì không nhiều người có được động lực thật sự mạnh mẽ trong việc học hành. Trừ những bạn có niềm đam mê bất tận với việc tìm tòi và tiếp thu kiến thức, hoặc những bạn luôn có định hướng về việc mình sẽ làm trong tương lai, nhiều bạn chỉ học như một nghĩa vụ, chứ không hề có động lực cố gắng.
Với các bạn, học hành mang đến cảm giác khó khăn, mệt mỏi, gò bó và chán nản hơn là niềm vui hay sự hứng thú. Việc không có động lực khiến các bạn chỉ ngồi học một cách thờ ơ, lên lớp điểm danh hằng ngày để không bị cấm thi, chứ không hề có ý nghe giảng bài một cách nghiêm túc, không quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức.
Những bạn có động lực mạnh mẽ rất dễ thành công, đạt được mục tiêu, và có nhiều cơ hội rộng mở trong công việc và cuộc sống. Trái lại, những bạn không có động lực thường rơi vào thất bại, không có hứng thú với việc học hay công việc, cũng không tim thấy mục đích sống của bản thân.
Chính vì thế, động lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một việc. Động lực là thứ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ. Những người có động lực mạnh mẽ có thể vượt qua những khó khăn và thử thách để đạt đến thành công. Trái lại người không có động lực thì dù hoàn cảnh thuận lợi đến mấy cũng không gặt hái được thành quả như mong muốn.
Những yếu tố thúc đẩy động lực học tập
Động lực có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Động lực học tập có thể bắt nguồn từ sở thích cá nhân, từ phần thưởng khích lệ khi đạt được mục đích, do kỳ vọng của những người xung quanh, hoặc do nhiều yếu tố khác. Những yếu tố này có thể thúc đẩy động lực, nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu.
Nếu biết cách tận dụng những yếu tố này một cách hợp lý, việc khơi dậy động lực học tập cho các bạn sinh viên học sinh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Không phải ai cũng có thể tự khơi dậy động lực cho bản thân, vì thế tác động từ những người xung quanh sẽ rất có ích trong việc thúc đẩy và duy trì động lực.
1. Động lực xuất phát từ bản thân
Động lực nội tại, hay động lực từ bên trong, là mong muốn cá nhân và niềm vui của các bạn học sinh dành cho việc học tập và tiếp thu kiến thức. Động lực học tập xuất phát từ nội tại trên thực tế là rất ít. Và động lực này vẫn có thể bị ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài, chứ không xuất phát từ sự yêu thích thuần túy.
Động lực học tập có thể liên kết với định hướng của chúng ta với một mục tiêu cụ thể. Động lực xuất phát từ sự ham thích thuần túy là khi ta không chịu tác động của những yếu tố ngoại lai, nhưng vẫn thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực nào đó. Động lực sinh ra trong tình huống này giúp các bạn kiên trì theo đuổi đam mê, trở nên thành thạo trong lĩnh vực theo đuổi, và dễ dàng đạt được thành công hơn những người khác.
Những động lực xuất phát từ bản thân có thể không thuần túy, mà vẫn chịu ảnh hưởng của những động lực bên ngoài tác động trong quá trình hình thành tư duy và nhận thức. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những động lực nội tại vẫn luôn tồn tại, và chung thúc đẩy bản thân chúng ta cố gắng hơn.
2. Động lực xuất phát từ kỳ vọng
Động lực bên ngoài chính là những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng của học sinh dành cho mục tiêu mà họ đạt đến. Những động lực này bao gồm việc một người sử dụng phần thưởng, hình phạt, lời nói hay hành động nhằm khuyến khích (hoặc ép buộc) các bạn học sinh tiến bộ.
Động lực xuất phát từ kỳ vọng ảnh hưởng đến các bạn học sinh theo nhiều cách. Một số thì theo hướng tích cực, một số lại theo hướng tiêu cực. Ví dụ, động lực học tập của một bạn là để không bị cha mẹ la mắng. Trong khi động lực của một bạn khác là muốn mọi người công nhận tài năng, và hoàn thành ước mơ trở thành giáo viên.
Cả hai trường hợp trên đều có động lực học tập, nhưng động lực này xuất phát từ những yếu tố bên ngoài. Động lực vì sợ cha me la mắng có thể phát triển theo chiều hướng tiêu cực, khi áp lực các bạn phải gánh chịu là quá lớn. Lúc này, động lực có thể dần dần biến thành gánh nặng và sự ám ảnh.
Động lực học tập từ việc thỏa mãn cái tôi cá nhân thể hiện ở việc các bạn cố gắng học giỏi, đạt được điểm cao, đạt được nhiều phần thưởng với mục đích trở nên vượt trội trong mắt mọi người. Tâm lý muốn chứng tỏ bản thân là một nhu cầu hết sức bình thường ở con người nếu nó được giữ trong mức có thể chấp nhận.
Việc thỏa mãn cái tôi cá nhân, hoặc tìm thấy ý nghĩa trong chuyện học tập có thể là động lực tốt giúp ta không ngừng cố gắng. Các bạn sẽ trở nên độc lập và tự chủ hơn trong việc học tập, cũng như duy trì động lực lâu hơn so với việc phải chịu những lời la mắng hoặc đòn roi.
Vì sao nhiều học sinh không có động lực học tập?
Như chúng ta đã thấy, động lực vô cùng quan trọng với học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, không nhiều bạn có động lực mạnh mẽ, hay có hứng thú tìm kiếm niềm vui và sự đam mê trong việc tiếp thu kiến thức. Rất nhiều bạn chia sẻ rằng việc học chỉ như một điều bắt buộc, một nghĩa vụ chứ không phải là điều các bạn muốn làm.
Suy nghĩ này khiến các bạn dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, không có tinh thần bứt phá vượt qua giới hạn, và thường xuyên cảm thấy chán nản, muốn buông bỏ mọi thứ. Tâm trạng và suy nghĩ tiêu cực khiến các bạn không thể tập trung, việc học bị trì trệ dẫn đến thành tích học tập suy giảm. Vậy, lý do vì sao các bạn học sinh lại không có động lực học tập?
1. Không có mục tiêu học tập đúng đắn
Một phần động lực học tập bắt nguồn từ mục tiêu, mục đích học tập. Cho nên nếu học sinh không thể xác định được mục tiêu của bản thân là gì, các bạn cũng không có động lực để hoàn thành mục tiêu. Việc xây dựng mục tiêu học tập sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chi tiết về những điều sẽ làm trong tương lai, cũng như phân chia mục tiêu ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý.
Hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn có thể tiếp thêm động lực học tập để chúng ta cố gắng nhiều hơn cho mục tiêu trước mắt. Nếu không có kế hoạch và những thành tựu nhỏ, các bạn học sinh học sinh sinh viên dễ có tâm lý chán nản, suy nghĩ học đến đâu hay đến đó, không có ý chí cầu tiến và ngày càng bị bạn bè đồng trang lứa bỏ xa.
Không có mục tiêu học tập đúng đắn cũng bao gồm đặt mục tiêu quá cao, hoặc quá thấp so với năng lực. Đặt mục tiêu quá thấp khiến mọi việc đều trở nên dễ dàng, nhàm chán, không có tính thách thức, không có yếu tố cạnh tranh. Vì thế bạn sẽ cảm thấy chán ngán vì mọi thứ đều nằm dưới năng lực, nên không có động lực cố gắng.
Đặt mục đích học tập quá cao khiến những yêu cầu đặt ra trở nên khó khăn, vượt quá năng lực của học sinh. Điều này gây cảm giác thất vọng, tự ti và chán ghét bản thân, khiến các bạn cho rằng cố gắng bao nhiêu cũng không đạt được mục đích. Suy nghĩ tiêu cực này triệt tiệu hoàn toàn động lực phấn đấu, khiến các bạn ngày càng sa sút tinh thần.
2. Không có phương pháp học phù hợp
Phương pháp học tập sai lầm không chỉ khiến học sinh không tiến bộ trong học tập, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập và động lực phấn đấu. Chọn sai phương pháp khiến các bạn không có thời gian nghỉ ngơi sau khi vắt kiệt sức học tập, hình thành chế độ sinh hoạt không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm, áp lực học tập nặng nề, kèm theo kết quả học tập tuột dốc, sẽ khiến các bạn học sinh chán nản, mệt mỏi và kiệt sức. Các bạn dần dần cảm thấy căng thẳng, stress, coi học tập là gánh nặng và trở nên chán ghét việc đến trường. Đây là hậu quả của kế hoạch học tập và sinh hoạt không lành mạnh.
Học quên ăn quên ngủ, hoặc cố gắng nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn trước ngày thi khọng phải là phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn là học ra học, chơi ra chơi. Chúng ta nên sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành bài vở, vừa có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Phương pháp học tập cũng cần phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức, và thời gian mà mỗi người có. Mỗi bạn sẽ xây dựng cho mình một phương pháp học tập riêng không ai giống ai. Bởi vì chỉ có bản thân bạn mới biết mình giỏi ở đâu, kém ở đây để có kế hoạch cải thiện phù hợp.
Sao chép phương pháp học tập từ người khác, mà không có sự chỉnh sửa phù hợp sẽ mang đến tác dụng ngược. Bạn có thể không theo kịp mục tiêu mà phương pháp đề ra, từ đó chán nản, mất động lực. Hoặc kế hoạch đề ra quá dễ dàng, không có đủ thử thách để k
3. Cám dỗ của mạng xã hội
Thời đại công nghệ kỹ thuật số lên ngôi đã biến mạng xã hội và những chiếc điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của mỗi người, đặc biệt là với những bạn học sinh sinh viên. Thế hệ trẻ luôn theo dõi và cập nhật tin tức một cách nhanh chóng trên mạng xã hội, nơi muôn màu muôn vẻ và đầy rẫy cám dỗ.
Chính vì sức hút không thể cưỡng lại của một thế giới ảo đầy hấp dẫn, các bạn học sinh dần chìm đắm trong mạng xã hội mà xao nhãng và bỏ bê việc học. Mạng xã hội và điện thoại thông minh là hai trong số những nguyên nhân thường gặp gây mất động lực học tập ở nhiều bạn trẻ.
Khi đưa việc học hành và lướt mạng xã hội lên bàn cân so sánh, chắc chắn việc học hành sẽ khó khăn và nhàm chán, trong khi mạng xã hội đầy rẫy nhưng thứ thú vị. Do đó, nhiều bạn chọn cách sử dụng toàn bộ thời gian của mình trên internet, chứ không có động lực giải một bài toán khó, hay hoàn thành bài tập được giao.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nhức nhối của mạng xã hội là tuyên truyền những thông tin không được kiểm chứng, độc hại, và làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của các bạn học sinh. Nhiều nội dung độc hại về việc “không làm mà vẫn có ăn”, hoặc cổ súy những hành vi gian lận khiến các bạn dần không có động lực học tập.
Những hình ảnh hào nhoáng, giàu sang, và những lời mời gọi về việc kiếm tiền dễ dàng mà không cần bằng cấp khiến nhiều bạn đánh mất niềm tin và động lực vào việc học. Sự ảo tưởng mà mạng xã hội mang đến có thể ảnh hưởng đ61n suy nghĩ, nhận thức và động lực phấn đấu của cả một thế hệ.
4. Ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài
Bên cạnh những nguyên nhân lớn nêu trên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn học sinh, sinh viên không xác định được mục tiêu trong tương lai, và không có động lực học tập đúng đắn. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ lời nói, cách nhìn của những người xung quanh, cùng với ám ảnh vê thất bạn trong quá khứ.
- Nỗ lực không được thầy cô hay gia đình công nhận là nguyên nhân khiến nhiều bạn học sinh không có động lực học tập. Sự tiến bộ của các bạn dù nhỏ hay lớn cũng nên nhận được sự khích lệ, nhằm giúp các bạn có động lực cố gắng nhiều hơn. Nhưng ở một số gia đình, cha mẹ lại chì chiết, la mắng, đặt mục tiêu cho con quá cao mà coi thường những nỗ lực của con cái. Ngay cả việc so sánh trẻ với anh chị em, hay bạn bè cùng lứa một cách quá đáng cũng tạo ra vết thương lòng, khiến các em tổn thương, buông bỏ việc học.
- Sự so sánh khập khiễng về lực học và thành tích của bản thân với bạn bè cũng khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti, chán nản và không có động lực cố gắng. Thực tế, mỗi người trong chúng ta đều có những thế mạnh và sở đoản riêng. Nếu cứ lấy sở đoản của bản thân đi so sánh với thế mạnh của người khác, bạn mãi là người thua cuộc. Sự so sánh này tạo thành suy nghĩ tiêu cực, và làm giảm động lực cố gắng.
- Những bạn học sinh, sinh viên gặp nhiều thất bại trong việc học cũng có thể rơi vào tình trạng nản chí, buông xuôi và tự ti vào năng lực của chính mình. Suy nghĩ mình là kẻ thất bại, mình không làm gì thành công, mình không có tài năng,… khiến các bạn không còn động lực học tập, dễ dàng buông xuôi và từ bỏ điều đang làm.
Có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của các bạn học sinh, khiến các bạn cảm thấy không còn hứng thú hay mục tiêu gì để cố gắng trong học tập. Nếu chính bản thân các bạn, hoặc gia đình, nhà trường, không có biện pháp giải quyết vấn đề này, những ảnh hưởng mà chúng mang đến rất đáng báo động.
Ảnh hưởng của động lực đến học sinh sinh viên
Một người có động lực học tập, và một người không có động lực có sự khác biệt rất rõ ràng. Động lực học tập có thể giúp ta nâng cao tinh thần, cải thiện những thói quen xấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, và mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Những ảnh hưởng của động lực đến học sinh sinh viên có thể kể đến bao gồm:
- Thực hiện mục tiêu đề ra: Động lực là thứ thúc đẩy chúng ta hoàn thành mục tiêu, và tiếp thêm sức mạnh khi ta gặp khó khăn và thất bại. Có thể nói nếu không có động lực học tập, chúng ta rất dễ cảm thấy chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu. Động lực giúp các bạn học sinh luôn có tinh thần tiến về phía trước, quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập đã đề ra.
- Thay đổi hành vi theo hướng tích cực: Khi chưa có động lực, chúng ta sẽ không hình thành những thói quen tốt như dành thời gian học tập mỗi ngày, cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, hay có tinh thần tự giác trong việc học. Các bạn thường trở nên lười biếng, học cho có, cho xong chứ không quan tâm mình đang học gì hay làm gì, cũng không hề có ý định hay suy nghĩ cho tương lai. Tuy nhiên, khi đã có động lực, các bạn sẽ tự động thay đổi hành vi và suy nghĩ theo hướng tích cực, tạo ra những thói quen tốt, tự nhắc nhở bản thân cố gắng để hoàn thành mục tiêu.
- Khám phá năng lực tiềm ẩn: Năng lực tiềm ẩn, khả năng chịu đựng áp lực, hay những phát hiện vĩ đại đều xuất hiện khi chúng ta cố gắng, và có động lực lớn lao để hoàn thành một điều gì đó. Động lực giúp bạn cố gắng giải quyết một bài toán khó, cố gắng hoàn thành bài luận tốt nhất trong khoảng thời gian quy định, hay cố gắng đạt thành tích cao hơn vào cuối học kỳ. Chỉ khi có động lực để thách thức khó khăn và đạt đến mục tiêu, chúng ta mới biết bản thân có thể đi được bao xa, có những năng lực tiềm ẩn nào chưa được phát hiện.
- Đáp ứng nhu cầu học tập: Với những bạn chăm chỉ và có niềm đam mê dành cho việc học tập, động lực là thứ không bao giờ thiếu. Động lực giúp các bạn thực hiện những mục tiêu, nhu cầu của bản thân như: đạt thành tích đứng đầu lớp, đạt được học bổng, có cơ hội du học,… Động lực học tập của các bạn là đạt thành tích tốt vào cuối năm học, và hoàn thành những dự định, ước mơ của chính mình.
- Chuẩn bị cho những kế hoạch tương lai: Nếu bạn đã có động lực học tập và mục đích học tập đúng đắn, điều tiếp theo các bạn nghĩ đến là những dự định cho tương lai. Dự định có hoàn thành được hay không phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm và kế hoạch của bạn về những việc cần làm trong tương lai. Độngg lực học tập giúp các bạn tìm ra được điều bản thân yêu thích, và cố gắng biến chúng thành hiện thực.
- Gia tăng cơ hội học tập và nghề nghiệp: Những bạn có động lực sẽ luôn tìm cách cái thiện điểm số và khả năng của bản thân từng ngày. Việc này giúp hình thành thói quen tìm tòi, khám phá, tư duy logic, sáng tạo, không ngừng tìm kiếm những điều mới, và rèn luyện tinh thần cố gắng, bền bĩ, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Đây là những yếu tố được giáo viên và những nhà tuyển dụng vô cùng coi trọng, là phẩm chất tốt ở các bạn học sinh sinh viên.
Động lực là thứ giúp chúng ta tiến bộ và không ngừng hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, động lực luôn là yếu tố quan trọng với bất cứ học sinh nào muốn chứng tỏ bản thân, và thành công trên con đường đã chọn. Sự quan trọng của động lực học tập không chỉ nằm ở suy nghĩ, mà còn ảnh hưởng đến cách ta hành động.
Với mong muốn giúp đỡ các bạn học sinh xác định mục tiêu học tập, và thổi bùng động lực học tập trong năm học mới 2023-2024, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam mang đến chương trình “Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới” để các bạn học sinh sinh viên có cơ hội thấu hiểu bản thân, và tạo động lực học tập tốt hơn.
Chương trình được thiết kế một cách khoa học và hợp lý với thời lượng từ 6-10 buổi bao gồm 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ giúp giải quyết một vấn đề mà các bạn trẻ đang gặp phải, giúp các bạn xác định bản thân muốn gì, và tự tin hơn trong việc theo đuổi mục tiêu.
Thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở, thoải mái, phù hợp với những đặc điểm riêng của từng bạn, các bạn học sinh có thể khám phá ước mơ và mục đích học tập của bản thân, thổi bùng động lực trong năm học mới, xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong học tập, cuối cùng là xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến đến thành công.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024