Thời gian sử dụng màn hình (Screen time) ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
Một bản báo cáo tóm tắt đã qua bình duyệt khoa học với tựa đề "Những ảnh hưởng đối với sự phát triển cảm xúc, nhận thức và xã hội của trẻ em" mới được Đại học Auckland công bố, trong đó tổng hợp nội dung nghiên cứu mới nhất mang tính quốc gia và quốc tế về những ảnh hưởng của thời gian sử dụng màn hình cho mục đích giải trí đối với sự phát triển của trẻ.
Thời gian sử dụng màn hình (Screen time) bao gồm hoạt động xem TV, sử dụng các nền tảng mạng xã hội, chơi game, tuy nhiên lại không bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho mục đích học tập, giáo dục.
Theo nhóm tác giả Chloe Wilkinson, TS. Felicia Low và Peter Gluckman, những ảnh hưởng của thời gian sử dụng màn hình cho các mục đích giải trí đối với não bộ và sự phát triển hành vi của trẻ được cho là rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hoạt động, mức độ tham gia của người chăm sóc, và nội dụng hoạt động có phù hợp với độ tuổi hay không.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thời gian sử dụng giới hạn không phản ánh về cuộc sống hiện tại. Thay vào đó, họ khuyến cáo rằng hướng tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm, trong đó bố mẹ và những người chăm sóc cần tham gia nhiều hơn vào hoạt động quản lý thời gian sử dụng màn hình của trẻ thông qua việc giám sát nội dung, lựa chọn các hoạt động có tính tương tác trên màn hình thay vì chỉ ngồi xem một cách thụ động, đồng thời cân bằng thời gian sử dụng màn hình với thời gian dành cho gia đình.
Theo TS. Low, hiện nay có rất nhiều bằng chứng cho thấy thời gian sử dụng màn hình có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tập trung của trẻ cũng như hành vi và cảm xúc của chúng. TS. Felicia Low cho rằng ảnh hưởng tiêu cực nhất sẽ xuất hiện khi trẻ sử dụng các nền tảng xã hội trong đó không đề cao sự tương tác, không liên quan tới hoạt động học tập, giáo dục.
Bộ Y tế New Zealand đã đưa ra khuyến nghị rằng trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng các thiết bị điện tử, trong đó thời gian sử dụng màn hình đối với độ tuổi này được khuyến cáo là 0. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, thời gian sử dụng là dưới 1 tiếng, và dưới 2 tiếng đối với trẻ từ 5-17 tuổi.
Khảo sát giai đoạn 2019-2020 tại New Zealand cho thấy, 88% trẻ em tuổi từ 1 đến 14 vượt qua thời gian khuyến nghị ở trên. Việc vượt quá thời gian sử dụng màn hình có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, trong đó 60% ở tuổi 2-4, 80% ở độ tuổi 5-9 và trên 90% đối với độ tuổi 10-14 xem màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày.
Các nghiên cứu về thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng có sự liên kết giữa việc vượt quá thời gian sử dụng màn hình với tình trạng kém của sức khỏe tinh thần, nhận thức cũng như chất lượng giấc ngủ ở độ tuổi này.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ vượt quá thời gian sử dụng màn hình là nguyên nhân hay hậu quả. Nói cách khác, họ vẫn chưa xác định được thời gian sử dụng màn hình đang gây ra các vấn đề về sức khỏe của trẻ hay đây chỉ là một triệu chứng ở những trẻ sử dụng các nền tảng mạng xã hội hoặc internet nhiều hơn so với khuyến cáo hay không.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều nhất trí với thuật ngữ "hiệu ứng Goldilocks". Hiệu ứng này cho rằng con người đạt đỉnh cảm xúc (sung sướng, hưng phấn) tột độ khi chúng ta làm việc đúng ở ranh giới của độ khó, không quá khó, không quá dễ, nó vừa đủ khó mà thôi. Theo TS. Low, chúng ta đơn giản chỉ tìm ra một khoảng thời gian sử dụng màn hình phù hợp đối với thanh thiếu niên mà thôi.
Hướng dẫn mới về thời gian sử dụng màn hình theo báo cáo của Đại học Auckland:
- Tránh thời gian sử dụng màn hình thụ động của trẻ dưới 2 tuổi. Người chăm sóc phải chú ý tới hoạt động sử dụng các thiết bị điện tử của mình và chú ý xem việc sử dụng đó có gây ảnh hưởng tới sự tương tác giữa bản thân với trẻ hay không
- Lựa chọn các nội dung mang tính giáo dục đối với trẻ ở độ tuổi mầm non và tham gia cùng với trẻ đối với các nội dung này
- Quản lý nội dung mà trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể tiếp xúc, đặc biệt là những sản phẩm phim ảnh hoặc game có nội dung người lớn; tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ quản lý thiết bị dành cho phụ huynh; ưu tiên thời gian sử dụng màn hình có tính tương tác (máy vi tính) thay vì xem thụ động (TV)
- Khuyến khích và gương mẫu trong việc cân bằng giữa thời gian sử dụng màn hình và các hoạt động khác; thiết lập giới hạn đối với việc sử dụng màn hình khi cần thiết (ví dụ: không để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ)
- Thảo luận với trẻ về những nguy hiểm của mạng xã hội và quan sát kỹ những thay đổi về cảm xúc, tâm trạng của trẻ
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024