Tiên phong đổi mới giáo dục đại học trong kỷ nguyên AI
Nghiên cứu từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT và Wharton chỉ ra rằng người sử dụng AI thường hoàn thành nhiều công việc hơn (+12,2%), nhanh hơn (+25,1%) với chất lượng cao hơn (+40%) (Nguồn: Dell’Acqua et al, 2023). Khi các hệ thống AI tiên tiến như ChatGPT ngày càng trở nên phổ biến, lãnh đạo các trường đại học trên khắp thế giới phải đưa ra những quyết định phức tạp để có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ này đồng thời duy trì tính liêm chính trong học thuật.
Thay vì cấm sử dụng AI, Đại học RMIT cam kết đánh giá nghiêm túc và đón nhận những lợi ích giáo dục tiềm năng của công nghệ này. Theo Giáo sư Sherman Young, Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường (phụ trách Giáo dục) tại RMIT, “AI sẽ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc tương lai của con người. Chúng ta cần dạy sinh viên cách sử dụng AI với tư duy phản biện, có đạo đức và phù hợp với mục đích, hoàn cảnh, giống như cách chúng ta vẫn dạy họ sử dụng các công nghệ khác để làm việc hiệu quả và năng suất hơn như bấy lâu nay”.
Trường đã hợp tác với Microsoft phát triển công cụ AI dành riêng cho nội bộ RMIT mang tên Val (viết tắt của Virtual Assistant for Learning - Trợ lý ảo cho học tập). Hiện công cụ này dành cho cán bộ giảng viên sử dụng trong công việc, nghiên cứu, học tập và giảng dạy liên quan đến RMIT. Trường cũng đã đón tiếp nhiều diễn giả nước ngoài, tổ chức các hoạt động trao đổi, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Australia, đồng thời tích cực đổi mới trong lĩnh vực giáo dục bậc cao mới mẻ và thú vị này.
Khai thác sức mạnh AI bắt đầu từ thiết kế chương trình giảng dạy
RMIT áp dụng cách tiếp cận mang tính thực tế và cấp tiến trong việc sử dụng AI, với sự tham gia của nhiều người làm công tác giáo dục để dẫn dắt các sáng kiến đổi mới đa dạng nhằm thử nghiệm AI và tích hợp cơ hội to lớn từ công nghệ này. Một số sáng kiến như vậy đã được cán bộ giảng viên RMIT tại Australia và Việt Nam giới thiệu ở một hội thảo trực tuyến gần đây.
Lấy ví dụ từ quá trình xây dựng chương trình giảng dạy, các nhà thiết kế học tập tại RMIT Việt Nam cho biết họ đã sử dụng rộng rãi công cụ AI tạo sinh để thiết kế mạch truyện và phép loại suy nhằm giải thích các khái niệm trong bài giảng, cũng như sáng tạo ra các ví dụ, tình huống và hoạt động cho lớp học.
Kết hợp AI với game hóa cũng có thể hỗ trợ tăng cường sự tham gia của người học, như thí điểm thành công của Tiến sĩ Santiago Velasquez, Phó chủ nhiệm Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, RMIT Việt Nam. Tiến sĩ Velasquez đã sử dụng AI để tạo ra các nhân vật đại diện (persona) hư cấu có đầy đủ chi tiết và tính tương tác để sinh viên có thể nhập vai trong những bài tập tư duy thiết kế. Ông đánh giá rằng tính chân thực cao khi tương tác với AI sẽ cải thiện sự hưởng ứng và kết quả học tập của sinh viên, cho phép họ thực hiện nghiên cứu chất lượng cao hơn so với các hoạt động nhập vai truyền thống
Công tác khảo thí phù hợp tạo điều kiện ứng dụng AI công bằng
Trong công tác khảo thí, RMIT có quan điểm rằng đội ngũ giảng viên nên cân nhắc một cách toàn diện mục đích và cách sử dụng các công cụ AI trong quá trình thiết kế bài kiểm tra đánh giá và tư vấn cho sinh viên.
Để triển khai điều này, các nhà thiết kế học tập tại Phân viện Thiết kế và Bối cảnh xã hội RMIT Australia đã phát triển một khung hướng dẫn thiết kế bài kiểm tra đánh giá gồm các lựa chọn cho phép sử dụng mọi công cụ AI, sử dụng một số công cụ AI hoặc không cho phép sử dụng AI trong công tác khảo thí.
Trong trường hợp một số công cụ AI cụ thể được sử dụng cho một số nhiệm vụ cụ thể, chuyên gia thiết kế học tập Kirsten Black lưu ý rằng bài đánh giá cần được thiết kế lại để phân biệt rõ đâu là đầu việc do AI hay con người hoàn tất. Bài đánh giá cũng cần hướng dẫn rõ ràng đâu là những nhiệm vụ cần sử dụng AI hoặc đề xuất sinh viên nên sử dụng công cụ AI cụ thể nào. Bà Black cũng khuyến nghị cần minh bạch hóa quy trình người học đưa ra đáp án cho bài kiểm tra đánh giá.
Dựa trên khung đánh giá trên và ý kiến chia sẻ từ các chuyên gia thuộc nhiều ngành nghề, giảng viên cấp cao về Quản lý dự án Tiến sĩ Frank Boukamp đã chuyển đổi cách khảo thí theo hướng tập trung vào ứng dụng và xem AI như một cộng tác viên và đồng nghiệp.
Tiến sĩ Boukamp lấy ví dụ, ông từng yêu cầu một nhóm sinh viên năm 4 phát triển chiến lược triển khai công nghệ cho một công ty giả định bằng cách sử dụng ChatGPT hoặc một công cụ tương tự. Các sinh viên phải thể hiện mình hiểu lý thuyết đã được dạy bằng cách dẫn dắt công cụ AI thông qua những yêu cầu (prompt) được cân nhắc kỹ lưỡng, đồng thời tư duy phản biện về mức độ phù hợp của công cụ đối với nhiệm vụ được giao.
Tiến sĩ Boukamp nhấn mạnh: “Chúng ta phải hình dung cách các tổ chức, doanh nghiệp sẽ sử dụng AI tạo sinh trong thực tiễn ra sao, từ đó suy ngẫm về những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên ngày nay cần được trang bị”.
Khai phá sức mạnh của phân tích dữ liệu và các tính năng khác
Những ứng dụng trên mới chỉ là khởi đầu. Ông Phil Sambati, Quản lý Học tập kỹ thuật số tại Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp Đại học RMIT Việt Nam, đang tìm hiểu năng lực phi thường của AI trong việc phân tích dữ liệu học tập. Phân tích dữ liệu dựa trên AI có thể giúp xác định những đối tượng người học đang gặp khó khăn và kích hoạt biện pháp can thiệp có chủ đích, chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ thêm cho người học. Ngoài ra, AI có thể đem đến các mô hình và hiểu biết sâu sắc để tạo khuôn khổ cho việc thiết kế và cải thiện môn học cũng như bài kiểm tra đánh giá.
Ông Sambati nhấn mạnh rằng AI có khả năng hỗ trợ học tập năng động, thích ứng: “Có lẽ sức mạnh thực sự của phân tích dữ liệu học tập dựa trên AI nằm ở khả năng cung cấp dữ liệu cho các hệ thống đề xuất tự động. Các hệ thống này có thể gợi ý nội dung hoặc hoạt động được cá nhân hóa dựa trên lịch sử học tập, cách học tập ưa thích và sự tiến bộ của từng cá nhân theo từng môn học”.
Với những kết quả đầy hứa hẹn đã và đang gặt hái được, các sáng kiến của RMIT có thể trở thành hình mẫu cho các tổ chức giáo dục trong việc ứng đối thích hợp với công nghệ đang nổi này.
Ông Nick McIntosh, chuyên gia đổi mới học tập tại RMIT Việt Nam, nhận xét: "Chúng ta đang ở giai đoạn sơ khai của một công nghệ hoàn toàn mới, có khả năng thay đổi thế giới. Công nghệ này sẽ định hình tương lai của con người và thay đổi thế giới theo cách mà chúng ta chưa tài nào hiểu được hết. Nhưng chúng ta có quyền định đoạt cách những thay đổi này sẽ diễn ra - và thế giới mới mà nó có thể dẫn đến. Bước đầu tiên là phải tương tác với AI một cách có trách nhiệm nhằm tận dụng những ứng dụng tốt nhất của nó"
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024