Tìm hiểu về trí nhớ
Có những dạng trí nhớ nào?
Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nếu dựa trên thời gian củng cố và giữ gìn, chúng ta có thể phân loại trí nhớ thành 2 dạng là Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài dạn
Trí nhớ ngắn hạn
Là trí nhớ ở ngay sau giai đoạn ghi nhớ. Nó lưu giữ một lượng thông tin nhỏ và thời lượng lưu trữ thông tin rất ngắn, chỉ được tính bằng giây. Nếu bạn từng phải nhớ một số điện thoại giữa lúc nghe nó và bấm số trên điện thoại, hoặc nhớ những chỉ dẫn lái xe trong lúc bạn tìm kiếm những mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ dài hạn
Là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian dài. Nó lưu giữ thông tin trong một thời gian dài, có thể tính bằng năm. Nếu như bạn có thể nhớ đến một kí ức nào đó, mặc dù nó đã xảy ra từ hàng chục năm trước thì đó gọi là trí nhớ dài hạn.
Trí nhớ của chúng ta hoạt động như thế nào?
Trí nhớ bao gồm các giai đoạn: Ghi nhớ, Giữ gìn, Tái hiện và Quên. Sau khi được tiếp nhận bởi Trí nhớ ngắn hạn chúng ta có thể quên ngay nếu không có giai đoạn Giữ gìn bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc chủ động tái hiện tri thức đã ghi nhớ. Tái hiện là một cách để đưa tri thức đó vào trí nhớ dài hạn. Chúng giúp ta ghi nhớ kiến thức, sự vật hiện tượng trong nhiều năm.
Tóm lại, sau khi tri thức được đưa vào trí nhớ ngắn hạn cần có sự chủ động nhắc lại và tái hiện đủ để ghi nhớ trong trí nhớ dài hạn. Nếu không, bạn sẽ quên kiến thức đó đi.
Có cách nào giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn không?
Dưới đây là ba phương pháp ghi nhớ giúp bạn có một trí nhớ tốt hơn trong việc học tập.
Phương pháp 1: Luôn học hỏi những điều mới lạ
Việc rèn luyện trí não cũng như rèn luyện cơ thể vậy. Việc chính mình luôn luôn học tập và tiếp thu những điều mới giúp cho trí nhớ của bạn sẽ càng được củng cố và cải thiện. Học tập những điều mới cũng yêu cầu bạn phải tự bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung tuyệt đối nhé.
Phương pháp 2: Ôn lại kiến thức một cách chủ động và cố gắng hiểu để ghi nhớ ý nghĩa
Khác với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ ý nghĩa thường sẽ mất nhiều thời gian hơn vì chúng ta luôn phải hiểu hết và quy luật, bản chất và cả các mối liên hệ giữa các khái niệm và sự vật. Tuy nhiên, hiểu được bản chất vấn đề giúp chúng ta có trạng thái ghi nhớ tốt hơn và những tri thức cũng tồn tại trong trí nhớ lâu hơn.
Phương pháp 3: Ngủ đủ và dành thời gian phù hợp để nghỉ ngơi
Giống như cơ bắp, trí não cũng không thể hoạt liên tục mà không nghỉ ngơi trong thời gian dài nên việc dành đủ thời gian cho trí não được nghỉ và ngủ sẽ giúp trí nhớ được cải thiện.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024