Tính cấp thiết của việc kiểm tra sức khoẻ truyền thông mạng xã hội
Trong khi có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc nội dung trên mạng xã hội (phần lớn là không chính xác) ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ tinh thần, vẫn còn rất ít nội dung liên quan tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương - ngôi nhà của hầu hết người dùng hiện nay. Thậm chí những nghiên cứu liên quan cũng chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác thực trạng hiện nay ở những nền kinh tế đang phát triển phía nam bán cầu.
Các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay Tiktok đang là "món ăn" không thể thiếu đối với thế hệ Z và Alpha-những người sinh sau năm 1996.
Năm 2023, hơn 1 nửa dân số thế giới sử dụng mạng xã hội, và thời gian trung bình được tính là 2 giờ 26 phút mỗi ngày. Gần 60% người dùng này đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những số liệu thống kê ngày càng tăng cho thấy sức khoẻ tinh thần của người sử dụng đang bị ảnh hưởng khi các nền tảng này thường phát triển những ý tưởng phi thực tế, truyền tải những thông tin không chính xác, dẫn tới sự mặc cảm về cơ thể, rối loạn hành vi ăn uống (Eating disorder) và rối loạn dị dạng cơ thế (BDD-Body dysmorphic disorder). Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống (systematic review) đã nhấn mạnh về vai trò của mạng xã hội trong việc làm nghiêm trọng hơn những vấn đề này.
Một cuộc thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (randomised controlled trial) năm 2023 đã cho thấy rằng việc giới hạn thời gian sử dụng các trang mạng xã hội xuống còn 1 giờ đối với những người tuổi từ 17 đến 25 sẽ góp phần cải thiện đáng kể sự tự tin về ngoại hình cũng như cân nặng trong vòng 3 tuần.
Một báo cáo gần đây đã xem xét những ảnh hưởng của Facebook đối với sức khoẻ tâm thần và cảm xúc hạnh phúc của gần 1 triệu người tại 72 quốc gia. Kết quả cho thấy có rất ít bằng chứng về sự liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội toàn cầu với ảnh hưởng độc hại tới tâm lý của người dùng.
Mặc dù châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đông dân nhất trên thế giới, 70% người tham gia trong cuộc khảo sát về ảnh hưởng của mạng xã hội lại đến từ phía Bắc, cho thấy những vấn đề về tính đa dạng của mẫu thử nghiệm. Căn cứ vào các mức độ khác nhau trong việc truy cập số cũng như các giá trị văn hoá, điều này có nghĩa là kết quả nghiên cứu có thể không trực tiếp phản ánh được chính xác những gì đang diễn ra ở phía nam bán cầu.
Điều này đặt ra yêu cầu không chỉ gia tăng tính đa dạng trong mẫu thử nghiệm tương lai, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội ở các quốc gia nằm ngoài khu vực châu Âu.
Một nghiên cứu định tính trên nhóm trẻ tuổi từ 12-15 tại Indonesia cho thấy rằng các em trao đổi nhiều về kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội như chat, gọi điện hơn là các kỹ năng tham gia vào việc mô tả bản thân như đăng bài, chỉnh sửa ảnh/video. Sự phá vỡ các quá trình học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày của mạng xã hội đã trở nên nổi bật hơn đối với nhóm đối tượng này thay vì các vấn đề về hình ảnh cơ thể.
Những quy tắc với các cấp độ khác nhau nhằm giám sát mức độ an toàn cho người sử dụng mạng xã hội trên toàn thế giới cần được cân nhắc, xem xét như một yếu tố ảnh hưởng trong những không gian sôi động như thế này.
Theo cố vấn của Tổng Y sĩ Hoa Kì, việc sử dụng mạng xã hội quá mức cho thấy nguy cơ đáng kể tới sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên. Điều này đòi hỏi các gia đình phải thiết lập giới hạn về thời gian sử dụng các nền tảng này, đồng thời các Chính phủ cũng cần thiết lập các tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn đối với việc sử dụng mạng xã hội.
Cố vấn cũng mong muốn các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cần thu hút thêm các chuyên gia về tâm lý học phát triển và xem xét yếu tố sức khoẻ tinh thần trong các nhóm sản phẩm. Đây được coi là một phương thức nhằm giảm thiểu các nguy cơ độc hại có thể xảy ra đối với người trẻ trong bối cảnh rất nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội đang đặt trụ sở tại Mỹ.
Tuy nhiên, hiện nay phía Nam bán cầu đang có sự phụ thuộc vào các quy tắc an toàn khi sử dụng mạng xã hội từ phía Bắc bán cầu. Điều cần thiết hiện nay đó là phải chuyển dịch từ việc chỉ kiểm soát đơn thuần những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với sức khoẻ cộng đồng sang khả năng cung cấp quyền truy cập vào những dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, đặc biệt là tại những nơi khó khăn về các nguồn lực.
Năm 2016, đã có một báo cáo cho thấy rằng mạng truyền thông xã hội đang phục vụ như một "digital safe haven-tài sản trú ẩn an toàn trong không gian số" đối với thanh thiếu niên Afghanistan, cho phép các cuộc thảo luận liên quan tới các chủ đề có tính phản biện như quyền phụ nữ, giới tính, nội chiến và nạo, phá thai.
Nghiên cứu tại Indonesia cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên nhìn nhận mạng xã hội như một phương tiện mới lạ có thể mang lại những lợi ích có thể được kiểm duyệt bởi phụ huynh và các bên liên quan.
Mạng truyền thông xã hội đã nổi lên như một nguồn thông tin quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những giá trị nó mang lại với tư cách là một công cụ nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về sức khoẻ nên được công bố nhiều hơn trong những tình huống khủng hoảng về sức khoẻ.
Biến mạng xã hội thành một công cụ phục vụ cho sức khoẻ cộng đồng cần sự đầu tư bền vững trên phương diện hiểu biết về phương tiện truyền thông đối với những người làm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự truyền tải chính xác, cân bằng các thông tin sức khoẻ.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024