Tính chính xác và mức độ giá trị về kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tới từ ĐH Reading, ĐH Hawaii Pacific và ĐH Bath. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa mức độ hài lòng của sinh viên xuất phát từ phẩm chất, tính cách không thể thay đổi của mỗi cá nhân (ví dụ: sự nhảy cảm, tính hướng ngoại...) hơn là chất lượng thực sự của hoạt động dạy học mà sinh viên nhận được.
Dựa trên dữ liệu của 409 sinh viên từ 63 trường đại học tại 20 quốc gia, kết quả thu được dẫn tới sự nghi ngờ về độ tin cậy và tính hữu ích đối với sinh viên, phụ huynh, các trường đại học và Chính phủ về mức độ hài lòng của sinh viên. Điểm số ghi nhận được cho thấy sự thất bại trong việc kiểm soát một cách có hệ thống đối với sự hạnh phúc cũng như các đặc điểm tính cách di truyền khác.
Theo TS. Florence Phua (ĐH Reading), có 2 giả thiết cực kỳ sai lầm ẩn sâu trong việc đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ở tất cả các cấp. Thứ nhất, nhiều người mặc định rằng điểm số về mức độ hài lòng phản ánh trực tiếp chất lượng giáo dục mà sinh viên nhận được. Thứ hai, mức độ hài lòng của sinh viên được cho là có thể gia tăng dễ dàng thông qua việc thay đổi các khía cạnh của giáo dục (ví dụ: phạm vi, bản chất và tốc độ phản hồi về bài tập của sinh viên). Tuy nhiên, cả 2 giả định sai lầm này đều mâu thuẫn trực tiếp với những nghiên cứu sâu về mức độ hài lòng trong công việc, tiêu dùng và các lĩnh vực khác. Ở những lĩnh vực vừa đề cập, mức độ hài lòng hầu hết đều phản ánh những đặc điểm tính cách di truyền và không thể thay đổi, đặc biệt là mức độ hạnh phúc bẩm sinh. Do đó, các cấp độ hài lòng được phát hiện ra rằng không dễ bị tác động bởi bất kỳ sự thay đổi khách quan nào trong công việc hay đối với sản phẩm được tiêu thụ.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra liệu mức độ hạnh phúc bẩm sinh (được quyết định bởi gene di truyền) có thể giải thích được về các cấp độ hài lòng của sinh viên hay không. Kết quả cho thấy yếu tố này có liên quan tới mức độ hài lòng (tỷ lệ khoảng 25%). Nghiên cứu về các cặp song sinh cho thấy rằng các đặc điểm tính cách bẩm sinh chiếm khoảng 50% trong mức độ hài lòng của sinh viên.
TS. Gerard Dericks (ĐH Hawaii Pacific) cảnh báo: "Một nội dung đáng lo ngại từ kết quả nghiên cứu của đề tài đó là việc những trường đại học quan tâm tới xếp hạng mức độ hài lòng của sinh viên sẽ có thể bị cám dỗ bởi việc sử dụng đặc điểm hạnh phúc như một tiêu chí tuyển sinh của mình. Chỉ chấp nhận những thí sinh hạnh phúc bẩm sinh trong khi từ chối những hồ sơ không thể chấp nhận được có thể được coi là phi đạo đức. Tuy nhiên, những người đứng đầu nhà trường không ngại ngần trong việc lôi kéo xếp hạng mức độ hài lòng sẽ coi đây là một giải pháp thay thế nhanh chóng và dễ dàng cho tính chuyên nghiệp sư phạm vốn dĩ khó khăn để đạt được hơn, mặc dù trên thực tế chuyên môn sư phạm mới là yếu tố quyết định để đảm bảo sự xuất sắc trong giáo dục"
Bên cạnh đó, GS. Edmund Thompson lưu ý rằng việc lựa chọn người học bằng đặc điểm hạnh phúc có thể phản tác dụng đối với mục tiêu cốt lõi của giáo dục đại học: sản xuất và truyền bá những kiến thức hữu ích. Nếu trong lịch sử các trường đại học lựa chọn sinh viên dựa trên đặc điểm hạnh phúc thì Cambridge có thể đã không chấp nhận người nổi tiếng cộc cằn như Isaac Newton, và người u sầu nhưng không nổi tiếng như Soren Kierkegaard có thể cũng đã bị ĐH Copenhagen từ chối. Theo GS. Thompson, thậm chí những phân tích lướt qua đối với dữ liệu từ bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng như Complete University Guide và Guardian University Guide cũng cho thấy rằng mức độ hài lòng của sinh viên không có mối tương quan nào với triển vọng tương lai của sinh viên cũng như giá trị gia tăng về mặt bằng cấp, và cả hai yếu tố này là những đại diện về mặt logic cho nền giáo dục có giá trị.
Những dữ liệu này cho thấy rằng điểm đánh giá đối với phản hồi học tập rất cao, tuy nhiên trên thực tế lại có mối tương quan nghịch biến với tỉ lệ tiếp tục việc học cũng như mức độ thành công sau khi tốt nghiệp của sinh viên. Đây là 2 chỉ báo khách quan và chính xác về tính hiệu quả và mức độ đáng giá đồng tiền bỏ ra cho giáo dục đại học hơn so với mức độ hài lòng dựa trên đặc điểm nhân cách.
Kết quả nghiên cứu đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về tính chính xác và giá trị của việc đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên. TS. Phua kết luận rằng mức độ hài lòng của sinh viên không bắt nguồn từ những trải nghiệm giáo dục bên ngoài, mà trên thực tế nó bắt nguồn từ đặc điểm tính cách bên trong. Do đó, Chính phủ, các trường đại học và các học giả phải trả lời đưa ra được câu trả lời cho đồng tiền mà các bậc phụ huynh, sinh viên và những người trả thuế bỏ ra cho giáo dục đại học.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024