Trầm cảm sau đột quỵ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong suốt một thập kỷ
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ King's College London, với sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia Vương quốc Anh (NIHR), đã chỉ ra rằng trầm cảm sau đột quỵ (Post-Stroke Depression - PSD) có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng và kéo dài đối với người sống sót, với ảnh hưởng có thể kéo dài đến 10 năm kể từ thời điểm xảy ra đột quỵ ban đầu. Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần dài hạn trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 2.500 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ bằng cách sử dụng dữ liệu từ Cơ sở Dữ liệu Đột quỵ Nam London (South London Stroke Register) – một cơ sở dữ liệu dựa trên cộng đồng dân cư, lựa chọn những bệnh nhân đột quỵ cư trú tại khu vực Lambeth và Southwark. Họ đã tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe của những người tham gia trong thời gian lên tới 10 năm nhằm đánh giá hậu quả dài hạn của sức khoẻ tâm thần đối với người sống sót sau đột quỵ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health – Europe, cho thấy 36% số người tham gia xuất hiện dấu hiệu trầm cảm sau ba tháng kể từ khi bị đột quỵ. Những bệnh nhân mắc trầm cảm sau đột quỵ có nguy cơ bị khuyết tật thể chất lâu dài cao gấp gần ba lần so với những người không mắc trầm cảm. Ngoài ra, họ còn đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn 30% trong vòng một thập kỷ sau đột quỵ, đồng thời gặp khó khăn hơn trong các sinh hoạt hàng ngày và có chất lượng cuộc sống suy giảm.
Tình trạng trầm cảm kéo dài ở thời điểm một năm hoặc năm năm sau đột quỵ có mối liên hệ tới nguy cơ tử vong cao hơn, mức độ khuyết tật thể chất lớn hơn và chất lượng cuộc sống thấp hơn. Ngược lại, những bệnh nhân hồi phục từ PSD trong vòng một năm đầu có nguy cơ tử vong tương đương với nhóm chưa từng trải qua trầm cảm. Sự phục hồi trong giai đoạn này còn liên quan đến nguy cơ tái đột quỵ thấp hơn, các chức năng cải thiện tốt hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn. Mặc dù thời điểm khởi phát trầm cảm không cho thấy sự khác biệt đáng kể về nguy cơ sức khỏe lâu dài, việc phục hồi khỏi trầm cảm lại có mối liên hệ chặt chẽ với thể trạng và sức khỏe tâm thần được cải thiện rõ rệt.
Trầm cảm được xác định thông qua bảng hỏi. Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người tham gia, mức độ độc lập về thể chất, cũng như chất lượng cuộc sống tổng thể của họ - bao gồm cả thể chất và tinh thần - cũng được đánh giá.
Cơ sở dữ liệu Đăng ký Đột quỵ Nam Luân Đôn (South London Stroke Register) đã tiến hành thu thập dữ liệu từ năm 1995, tuy nhiên, việc theo dõi thường kết thúc sau 10 năm. Nguyên nhân là do việc giám sát bệnh nhân vượt quá khoảng thời gian này ngày càng trở nên khó khăn hơn, chủ yếu do suy giảm nhận thức hoặc các vấn đề trong giao tiếp, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.
Hiện nay, công tác chăm sóc sau đột quỵ chủ yếu tập trung vào quá trình phục hồi thể chất, trong khi tình trạng trầm cảm thường chỉ được sàng lọc trong giai đoạn đầu. Các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng phát hiện của họ sẽ khuyến khích việc đưa các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần dài hạn vào các chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu để phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả cho trầm cảm sau đột quỵ (PSD), kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì chăm sóc liên tục, bao gồm cả khía cạnh thể chất lẫn tinh thần.
Dữ liệu từ cơ quan Đột quỵ Nam Luân Đôn (South London Stroke Register) được tài trợ bởi một chương trình nghiên cứu của NIHR, do Tiến sĩ Iain Marshall thuộc Đại học King’s College London dẫn dắt. Nghiên cứu này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Tổ chức Hợp tác Nghiên cứu Ứng dụng NIHR miền Nam Luân Đôn (NIHR Applied Research Collaboration - ARC South London).
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025