Trầm cảm và các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác có liên quan tới phản ứng miễn dịch
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học Bristol tiến hành đã chỉ ra mối liên hệ giữa phản ứng miễn dịch của cơ thể và rối loạn tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Nghiên cứu này cho thấy rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể bị ảnh hưởng không chỉ bởi những thay đổi trong não bộ, mà còn bởi toàn bộ cơ thể. Phát hiện này có thể mở ra hướng đi mới trong việc phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn đối với một số chứng rối loạn tâm thần.
Hầu hết các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt đều được điều trị bằng các loại thuốc tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Tuy nhiên, trong 3 bệnh nhân thì có 1 người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, cho thấy rằng có thể tồn tại các cơ chế bệnh sinh khác.
Nghiên cứu do TS. Christina Dardani và GS. Golam Khandaker (Đơn vị Dịch tễ học Tích hợp thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC IEU), Đại học Bristol) làm chủ nhiệm đã sử dụng phương pháp ngẫu nhiên Mendel – một phương pháp tính toán dựa trên dữ liệu di truyền quy mô lớn – nhằm khảo sát khả năng liên quan của các protein miễn dịch đối với bảy loại rối loạn thần kinh tâm thần.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa 735 protein liên quan đến đáp ứng miễn dịch (có thể đo được trong máu người) với các rối loạn như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, bệnh Alzheimer, tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Kết quả cho thấy có 29 protein miễn dịch có vai trò nhân-quả tiềm năng đối với bảy tình trạng thần kinh tâm thần nêu trên. Trong số các chỉ dấu sinh học được xác định, có 20 loại protein là mục tiêu của các loại thuốc đã được phê duyệt cho các bệnh lý khác. Những chỉ dấu sinh học này có thể được khai thác trong tương lai để phát triển các liệu pháp điều trị mới trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
Các phát hiện của nghiên cứu này gợi ý một sự thay đổi căn bản trong cách hiểu về cơ chế bệnh sinh của các rối loạn thần kinh tâm thần. Cho đến nay, nguyên nhân của trầm cảm và tâm thần phân liệt chủ yếu được lý giải dựa trên vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh monoamin như serotonin và dopamine. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng sự hoạt hóa quá mức của hệ miễn dịch cũng có thể góp phần vào cơ chế sinh bệnh của các rối loạn sức khỏe tâm thần.
GS. Golam Khandaker, chuyên ngành Tâm thần học và Miễn dịch học, đồng thời là nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y học (MRC) tại Trường Y Đại học Bristol, chuyên ngành Khoa học Sức khỏe Dân số (PHS), cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tình trạng viêm trong não và cơ thể có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển các rối loạn sức khỏe tâm thần.”
“Những phát hiện này đặt ra thách thức đối với quan điểm nhị nguyên Cartesian đã tồn tại hàng thế kỷ giữa thể xác và tinh thần, đồng thời gợi ý rằng chúng ta nên xem trầm cảm và tâm thần phân liệt là những tình trạng ảnh hưởng đến toàn bộ con người.”
Bước tiếp theo của nghiên cứu là kiểm tra các chỉ dấu sinh học đã được xác định thông qua phân tích di truyền bằng các phương pháp khác. Điều này bao gồm nghiên cứu dựa trên hồ sơ y tế, nghiên cứu trên động vật và các thử nghiệm lâm sàng khẳng định cơ chế trên người, nhằm đánh giá sâu hơn về mối quan hệ nhân quả; làm rõ các cơ chế chính xác từ tình trạng viêm đến các triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần; và tiềm năng điều trị — tức là việc điều chỉnh các con đường miễn dịch có cải thiện được triệu chứng của các rối loạn này hay không.
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025
- Nghiên cứu mới mang lại đột phá trong công tác phòng ngừa tự tửTin tức28/04/2025
- Chế độ ăn kiêng nhiều chất béo, nhiều đường ảnh hưởng đến chức năng nhận thứcTin tức22/04/2025
- Nghiên cứu mới điều tra tác động của thuốc điều trị ADHD đến tim mạchTin tức05/04/2025
- Ngưng kê đơn thuốc cho người sa sút trí tuệTin tức04/04/2025
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2025 của Khoa Sinh học, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh.Tin tức07/05/2025
- Competence Assessment of Team of Specialists under the Organization and Personnel Department at Public Universities in VietnamĐào tạo07/05/2025
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAYNghiên cứu06/05/2025
- 🔥🔥THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NĂM 2025 🔥Tin tức05/05/2025
- Hành trình của sinh viên Khoa Hóa học tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường Sư phạm năm học 2024 - 2025Giới thiệu28/04/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025