Trường ĐH Vinh đạt giải trong cuộc thi hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh
Trước đó, vòng sơ khảo khu vực miền Bắc đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với sự tham dự của 35 đội thi.
Phát biểu khai mạc cuộc thi khu vực miền Trung, ông Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GDĐT khẳng định: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, ngày càng nhiều người nước ngoài yêu thích và tìm hiểu, theo học. Tiếng Việt cũng đã trở thành một trong những môn ngoại ngữ được giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
“Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023” lần đầu tiên được Bộ GDĐT tổ chức trên phạm vi toàn quốc đã nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của các cơ sở đào tạo ở khắp mọi miền của đất nước, của các lưu học sinh nước ngoài với sự đa dạng về quốc tịch. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về mối quan tâm sâu sắc và tình yêu của bạn bè quốc tế đối với đất nước, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam”, ông nguyễn Hải Thanh nhấn mạnh.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện nay, có khoảng 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, trong đó Khu vực miền Trung có khoảng 5000 lưu học sinh nước ngoài học tập tại gần 40 cơ sở đào tạo. Khu vực miền Trung có biên giới giáp Lào tại 8 tỉnh với đường biên giới chung dài trên 1500 km, có nhiều hoạt động hợp tác về kinh tế, giáo dục với các địa phương của Lào do đó miền Trung hiện đang là một điểm đến ưu thích của rất nhiều lưu học sinh Lào.
Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục tại miền Trung cũng thu hút khá nhiều sinh viên nước ngoài đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan,…. học tập ở các bậc học khác nhau ở nhiều lĩnh vực mà các trường có thế mạnh.
Cùng với xu hướng đào tạo của các nước trên thế giới, lấy nền tảng ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên trong hành trình học tập đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thử thách, Bộ GDĐT Việt Nam luôn xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy, học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt.
Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là việc giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung.
Với chủ đề “Việt Nam trong tôi", các lưu học sinh nước ngoài đến từ 15 trường đại học khu vực miền Trung đã chia sẻ bằng tiếng Việt những hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập và sinh hoạt tại Việt Nam; về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với đất nước của lưu học sinh. Qua đó, cho thấy hình ảnh đất nước Việt Nam qua lăng kính nhiều chiều và cho thấy sự hiểu biết, yêu mến của các lưu học sinh nước ngoài dành cho đất nước, con người Việt Nam.
Cuộc thi cũng trở thành động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo tiếng Việt nói riêng.
Kết quả, Ban Giám khảo đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. 2 giải Nhì được trao cho Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Y Khoa Vinh. 3 giải Ba thuộc về Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm, Kỹ thuật Vinh.
Ngoài ra, Ban Giám khảo cũng đã trao 6 giải khuyến khích cho các đội thi đến từ Trường Đại học Quy nhơn, Trường Đại học Vinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế và Trường Đại học Quảng Bình.
Sau cuộc thi sơ khảo khu vực miền Trung, Cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023 sẽ tổ chức vòng sơ khảo khu vực phía Nam vào ngày 10/11/2023 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Vòng chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 01/12/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh với dự tham gia của 12 đội thi xuất sắc được lựa chọn từ các vòng thi sơ khảo.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024