Truyền thông xã hội về chiến tranh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần
Đề tài lấy dữ liệu từ 45.000 cuộc khảo sát cá nhân đối với 1.300 người tại 17 quốc gia châu Âu. Hơn 50 nhà nghiên cứu đã tham gia vào dự án này, dưới sự lãnh đạo của Đại học Munster (CHLB Đức)
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự suy thoái chung trên toàn cầu về cảm giác hạnh phúc, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thái độ chính trị, trong và sau khi chiến tranh tại Ukraine nổ ra. Những tin tức trên truyền thông mạng xã hội về đề tài chiến tranh được cho là có mối liên hệ với sự tàn phá về sức khoẻ tinh thần của người dân.
Ảnh hưởng của chiến tranh trên góc độ sức khoẻ tâm thần
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn cuối 2021 tới mùa hè 2022, đã khám phá về tâm trạng của những người tiếp xúc mỗi ngày và hàng tuần với tình hình chiến sự. Kết quả đo được mức độ căng thẳng về tâm thần cao hơn cả thảm hoạ hạt nhân diễn ra tại Fukushima năm 2011 và tình trạng đóng cửa do Covid năm 2020.
Người dân châu Âu thể hiện mức độ hạnh phúc thấp hơn so với phần còn lại của thế giới, đồng thời sự tàn phá đối với sức khoẻ tâm thần bình quân cũng được nhìn thấy ở nhóm đối tượng này trong những ngày mà chiến tranh là đề tài xuất hiện nhiều trên các trang mạng xã hội. Theo GS. Stefania Paolini và PGS. Patrick Kotzur, tính cách cá nhân cũng đóng vai trò quyết định trong tiến trình hồi phục của họ sau cơn sốc.
Những khía cạnh khác được bổ sung vào cuộc thảo luận
Đề tài độc đáo về sức khoẻ tâm thần này tình cờ được thực hiện trước và trong khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, dẫn tới việc bổ sung thêm hướng thảo luận khác về những hậu quả trên phương diện nhân đạo, chính trị và kinh tế của cuộc chiến.
Trong bối cảnh sự hạnh phúc của người dân tương đối ổn định trước khi chiến tranh xảy ra, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự đảo chiều vào ngày bom đạn rơi tại Ukraine. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác biệt mang tính hệ thống trong cách mọi người phản ứng lại và hồi phục sau cú sốc này. Những người dễ bị tổn thương và có tính cách kém ổn định hơn sẽ không thể hồi phục trong vòng 1 tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu.
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025