Vấn đề hiện nay đối với Hiệu trưởng các trường phổ thông
Báo cáo thấy có rất nhiều chiến lược và ý tưởng để nhận diện được những thách thức mà các Hiệu trưởng đang phải đối mặt, tuy nhiên trên thực tế sức khoẻ thể chất và tinh thần của đối tượng cán bộ quản lý này vẫn không được cải thiện.
Kết quả này không gây bất ngờ đối với đội ngũ Hiệu trưởng bởi họ đã và đang trải qua rất nhiều giai đoạn và điều kiện công việc áp lực trong nhiều năm vừa qua. Điều này cũng sẽ không gây ngạc nhiên đối với các nhà nghiên cứu bởi họ cũng là người cảnh báo và kêu gọi các chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho Hiệu trưởng các trường phổ thông. Trong bối cảnh hiện nay, đối tượng CBQL này phải đáp úng được yêu cầu ngày càng cao về tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng như những áp lực từ phía cộng đồng, xã hội.
Kết quả của cuộc khảo sát về sức khoẻ thể chất và tinh thần trong hoạt động nghề nghiệp của Hiệu trưởng tại Úc đã tiết lộ những thiệt hại đối với con người khi phải đối diện với những áp lực này: 50% lãnh đạo các trường phổ thông tại Úc đang có nguy cơ gặp phải những tình trạng sức khoẻ tinh thần tồi tệ, trong khi đó nước Úc cũng đang phải đối diện với sự khủng hoảng nghề nghiệp nghiêm trọng liên quan tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của các lãnh đạo nhà trường. Đối với những Hiệu trưởng đang phải làm việc tại những địa phương/cộng đồng nghèo khó, áp lực này thậm chí còn lớn hơn rất nhiều.
Nhấn mạnh khối lượng công việc của Hiệu trưởng
Đại dịch COVID đã góp phần gia tăng áp lực lên đội ngũ Hiệu trưởng. Trước thực trạng thiếu hụt giáo viên, tỷ lệ các bệnh lý về tâm thần của học sinh đang tăng cao, bạo lực thể chất giữa học sinh cũng ở mức cao, công việc của lãnh đạo nhà trường đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Văn phòng Tổng kiểm toán cũng như từ phía Chính phủ, khối lượng công việc của Hiệu trưởng tương ứng 55 giờ mỗi tuần, chủ yếu dành cho các hoạt động hành chính, quản lý và các nhiệm vụ khác.
Mặc dù các chiến lược hỗ trợ sức khoẻ và tình trạng tinh thần đã được tiến hành, hầu hết chỉ dừng lại ở việc cung cấp các nguồn lực và nâng cao nhận thức về những vấn đề này, do đó không cho thấy được ảnh hưởng rõ ràng đối với tình trạng thực tế của lãnh đạo các trường phổ thông.
Thay đổi
Một nghiên cứu mới của Hội đồng nghiên cứu Australia về lao động cảm xúc của các Hiệu trưởng đã nhận diện được khoảng trống về mặt nhận thức, cho thấy tính cấp thiết của sự thay đổi một cách có trọng tâm liên quan tới vấn đề này.
Các đề tài nghiên cứu cần nhận diện được không chỉ ảnh hưởng của khối lượng công việc quá tải trên phương diện thời gian mà còn phải chỉ ra được cường độ cảm xúc gia tăng liên quan tới những công việc này nữa. Nói cách khác, đây là bản chất tự nhiên của hiện tượng mất dần cảm xúc trong công việc, trong khoảng thời gian kéo dài mà Hiệu trưởng phải xử lý với các yêu cầu ngày càng tăng cao, và trong những tình huống cảm xúc mãnh liệt khi họ hỗ trợ cho các vấn đề của đồng nghiệp, người học cũng như phụ huynh học sinh.
Sự gia tăng của các hình thái cảm xúc mãnh liệt khi tác nghiệp là một yếu tố vô hình trong công việc của những người lãnh đạo nhà trường, và những yếu tố này không thể dễ đàng đo lường hay định lượng. Tuy nhiên, chúng có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng mức độ căng thẳng, dẫn tới ảnh hưởng đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhóm CBQL này.
Hiệu trưởng có thể kể về những câu chuyện của bàn thân
Một khảo sát mới do Đại học Monash thực hiện đã phát hiện ra những yêu cầu về cảm xúc gia tăng đang xuất hiện ở những Hiệu trưởng các trường công lập tại Úc.
Khảo sát là cơ hội để Hiệu trưởng các trường công lập nói lên câu chuyện của bản thân về những ảnh hưởng mà các hình thái cảm xúc tác động tới công việc của họ. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp cách hiểu mới về sự thay đổi trong bản chất công việc của Hiệu trưởng khi đề cập tới nhu cầu cảm xúc.
Hơn nữa, khảo sát cũng mang lại cho công chúng góc nhìn về bản chất và sự phức tạp của hoạt động lãnh đạo, quản lý trường học thông qua một số câu chuyện của các Hiệu trưởng nhà trường. Những câu chuyện này sẽ góp phần làm rõ hơn về những cường độ cảm xúc mới trong hoạt động tác nghiệp của Hiệu trưởng nhà trường, qua đó tìm ra được nguyên nhân gốc rễ cho tình trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần đang ngày càng xấu đi ở nhóm CBQL này.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024