Vấn đề về ứng dụng và đạo đức liên quan tới AI tạo sinh trong môi trường giáo dục
Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI), trong đó có sự ưa thích đối với ChatGPT và các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), một thế giới mới dường như đang hiện hữu trước mắt chúng ta.
Tuy nhiên, mặc dù chân trời giáo dục đang được mở rộng với các tiến bộ về công nghệ, chúng ta vẫn cần phải cân nhắc về những thách thức ở góc độ đạo đức đối với các công nghệ này. Nghiên cứu về khoa học giáo dục đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa giáo dục và LLM, và điều này cũng được tổng hợp trong một công bố của nhóm các nhà khoa học của Đại học Monash trong năm 2023.
Những nghiên cứu này cho thấy rằng LLM đã tìm thấy con đường của mình trong 53 loại kịch bản ứng dụng khác nhau liên quan tới tính tự động hoá của các nhiệm vụ giáo dục. Những kịch bản này trải đều từ việc dự đoán kết quả đầu ra, đưa ra phản hồi cá nhân hoá, tới việc tạo ra những nội dung kiểm tra đánh giá cũng như đề xuất về nguồn học liệu.
Mặc dù điều này đã vẽ ra một bức tranh sống động đối với những tiềm năng mà LLM mang lại, góp phần định hình lại các phương pháp giáo dục, chúng ta vẫn phải đối diện với một số thách thức trước mắt. Rất nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo trong đó sử dụng LLM hiện nay vẫn chưa được kiểm tra chặt chẽ trong môi trường giáo dục thực tế. Hơn nữa, tính minh bạch xung quanh các mô hình này thường vẫn chỉ giới hạn trong một nhóm các nhà nghiên cứu và các chuyên gia về AI. Chính những ốc đảo này đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng truy cập và sử dụng lớn hơn đối với những công cụ này trong môi trường giáo dục.
Vấn đề về tính riêng tư, sử dụng dữ liệu và các chi phí liên quan LLM đã tạo thêm những lớp phức tạp mới của chủ đề này. Đằng sau những lo ngại về vấn đề tài chính, sự phân nhánh về đạo đức trên góc độ sử dụng dữ liệu người học, sự thiên kiến tiềm ẩn của các thuật toán, và sự xói mòn của các quyết định học tập cá nhân cũng cho thấy những khó khăn đáng kể đối với việc chấp nhận sử dụng các công nghệ mới một cách rộng rãi.
Theo nghiên cứu tổng quan của nhóm tác giả, có 3 kết luận cần được lưu ý:
1. Mặc dù việc trang bị các mô hình LLM sẽ góp phần tiên phong trong công nghệ giáo dục, điều quan trọng là cần phải sử dụng chúng một cách sáng suốt, cẩn trọng.
Đổi mới sáng tạo trong những lĩnh vực như dạy học, kiểm tra đánh giá, phản hồi, kiến tạo nội dung có thể làm chuyển đổi bức tranh giáo dục, góp phần giảm bớt gánh nặng cho giáo viên, cho phép cá nhân hoá trải nghiệm học tập của người học. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế của việc thương mại hoá những mô hình như GPT-4 có thể làm cho viễn cảnh này vẫn là một giấc mơ hơn là một bức tranh thực tế.
2. Tính cấp thiết trong việc nâng cao tiêu chuẩn báo cáo trong cộng đồng đang được nhấn mạnh và quan tâm. Trong thời đại chịu sự ảnh hưởng lớn của những công nghê AI như Chat GPT, tính minh bạch không chỉ là một lý tưởng cao cả, mà là một sự cần thiết.
Để có thể nâng cao niềm tin và thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi hơn, điều quan trọng là chúng ta phải ủng hộ các mô hình mã nguồn mở, những tập dữ liệu chi tiết và những phương pháp nghiên cứu chặt chẽ, nghiêm ngặt. Việc này không đơn thuần chỉ là gia tăng khả năng nhân rộng của công nghệ, mà là vấn đề của việc gây dựng niềm tin, đảm bảo rằng các công cụ mà chúng ta ủng hộ phải tương thích với những yêu cầu rộng mở hơn của cộng đồng giáo dục.
3. Cần phát triển và triển khai những công nghệ mới này theo hướng tiếp cận lấy con người làm trung tâm. Vấn đề đạo đức trong sử dụng AI không chỉ là việc gắn nó vào một danh sách các nguyên tắc, mà còn phải đưa giá trị của con người len lỏi vào từng "viên gạch" của những công nghệ AI này
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024