Điều gì khiến trẻ lựa chọn lòng trắc ẩn
TS. James Kirby (Khoa Tâm lý-Đại học Queensland) và nhóm nghiên cứu của mình đã làm việc với 285 trẻ độ tuổi từ 4-5 nhằm tìm hiểu động lực cho lòng trắc ẩn của trẻ.
TS. Kirby cho biết nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm xem sự thay đổi của lòng trắc ẩn có phụ thuộc vào đối tượng mà các bé đang tương tác hay không. Người lớn là những người có quyền và trẻ em đôi khi làm theo những gì được yêu cầu chỉ đơn giản là vì người lớn đang muốn chúng làm việc đó. Vì vậy, các chuyên gia cũng sử dụng cả những con rối trong các cuộc thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ luôn luôn hỗ trợ và giúp đỡ nếu không có bất kỳ một tổn thất cá nhân nào. Bên cạnh đó, thái độ này cũng sẽ không thay đổi cho dù là đối với người lớn hay đối với những con rối.
Nhằm xem xét liệu lòng trắc ẩn này có thay đổi hay không khi có tổn thất xảy ra, những miếng dán sticker đã được đưa cho các bé khi chúng hoàn thành nhiệm vụ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ sẽ khó quyết định giúp đỡ hơn nếu chúng phải từ bỏ những chiếc sticker phần thưởng, ngay cả trong trường hợp người lớn hay búp bê, con rối cho thấy sự đau khổ.
Điều này không có nghĩa là trẻ ích kỷ một cách có tính toán bởi ngay cả người lớn cũng thực sự khó khăn khi phải từ bỏ phần thưởng hay các nguồn tài nguyên. Việc trẻ đánh giá cao giá trị của phần thưởng không đồng nghiã với việc chúng không có lòng trắc ẩn, bởi rất nhiều bé cho thấy biểu hiện của lòng trắc ẩn thụ động (ví dụ: trẻ sẽ dùng những cụm từ thể hiện sự chia buồn như "không sao đâu", "có lẽ để lần sau nhé")
Điều quan trọng hơn là nghiên cứu này đã làm bật nổi được rằng nếu không có sự tổn thất cá nhân nào hoặc trẻ không phải từ bỏ phần thường của mình, chúng thực sự là những người tràn đầy lòng trắc ẩn cũng như tinh thần giúp đỡ người khác.
Việc hiểu được điều gì thúc đẩy lòng trắc ẩn của trẻ sẽ góp phần giúp chúng ta thiết lập được một môi trường học tập và môi trường gia đình tích cực, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ
- Professional skills development for University lecturers: A case study in the Mekong Delta region of VietnamNghiên cứu10/06/2025
- Management of primary teacher training programs using the CDIO approach: Theoretical frameworks and practical implementationsNghiên cứu03/06/2025
- Nghiên cứu mối liên quan giữa tật cận thị và một số yếu tố khác với tình trạng lo âu của sinh viên 2 năm đầu đại họcNghiên cứu22/05/2025
- Mối liên quan giữa tình trạng lo âu với tật cận thị và một số yếu tố khác của sinh viên năm cuối đại họcNghiên cứu13/05/2025
- Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại họcNghiên cứu01/05/2025
- Xây dựng và sử dụng khung năng lực trong phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn học đường ở trường tiểu họcNghiên cứu07/04/2025
- Tổng quan các nghiên cứu phát triển năng lực số cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu họcNghiên cứu04/04/2025
- Bản đồ cơ thể đầu tiên về ảo giácNghiên cứu01/04/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025