Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
(Theo Quy định đào tạo trình độ Đại học, ban hành kèm theo Quyết định số 2018/QĐ-ĐHV ngày 09/9/2021 của Hiệu trưởng).
1. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá dựa trên chuẩn đầu ra, phù hợp với CTĐT tiếp cận CDIO, tương thích với hình thức tổ chức dạy học kết hợp.
2. Quy trình đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra được thực hiện theo 4 bước như sau:
a) Bước 1: Chi tiết hóa việc phân nhiệm các chuẩn đầu ra CTĐT
- Căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra và khung CTĐT, Hiệu trưởng phê duyệt ma trận phân nhiệm chuẩn đầu ra CTĐT cho các học phần và trọng số đóng góp của các chuẩn đầu ra CTĐT được phân nhiệm cho mỗi học phần.
- Giảng viên xây dựng các chuẩn đầu ra học phần phù hợp với chủ đề và mức độ năng lực của các chuẩn đầu ra CTĐT phân nhiệm cho học phần; xác định trọng số đóng góp của các chuẩn đầu ra học phần cho chuẩn đầu ra CTĐT được phân nhiệm. Điểm số chuẩn đầu ra CTĐT phân nhiệm cho học phần được tính theo công thức sau:
PLO=∑𝑛 (𝑏.CLO) 𝑘=1𝑘 𝑘
Trong đó:
PLO: điểm của chuẩn đầu ra CTĐT được đánh giá;
k: số thứ tự các chuẩn đầu ra học phần;
n: số lượng chuẩn đầu ra học phần liên kết (ánh xạ) với chuẩn đầu ra CTĐT được đánh giá;
bk: trọng số đóng góp của chuẩn đầu ra học phần thứ k cho chuẩn đầu ra CTĐT được đánh giá; CLOk: điểm số của chuẩn đầu ra học phần thứ k mà sinh viên đạt được.
b) Bước 2: Nhất quán các phương pháp đánh giá với chuẩn đầu ra
- Giảng viên lựa chọn phương pháp đánh giá (trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp, thực hành, biểu diễn,
bài tập lớn, phỏng vấn, quan sát, hồ sơ học tập, chấm đồ án/dự án...) và công cụ đánh giá (đáp án và thang điểm, phiếu đánh giá...) phù hợp cho từng chuẩn đầu ra (kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm), phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng nhóm học phần (học phần lí thuyết, thực hành, đồ án...).
16
- Chuẩn đầu ra về kiến thức được đánh giá bằng điểm số thông qua đáp án và thang điểm của câu hỏi, bài tập; chuẩn đầu ra về kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm được đánh giá bằng mức năng lực của các tiêu chí trong phiếu đánh giá (rubrics, bảng kiểm...), được quy đổi sang điểm số tương ứng.
c) Bước 3: Thu thập, phân tích chứng cứ về việc học tập của sinh viên
- Giảng viên thực hiện đánh giá việc học tập của sinh viên thông qua các bài đánh giá được phê duyệt trong đề cương học phần; mỗi bài đánh giá cần thể hiện rõ những chuẩn đầu ra học phần được đánh giá và trọng số đóng góp của mỗi chuẩn đầu ra cho bài đánh giá. Điểm của bài đánh giá được tính theo công thức sau:
A = ∑𝑚 (a . CLO ) 𝑖=1𝑖 𝑖
Trong đó:
A: điểm của bài đánh giá (Ax.x);
i: số thứ tự các chuẩn đầu ra học phần trong bài đánh giá;
m: số lượng chuẩn đầu ra học phần trong bài đánh giá;
ai: trọng số đóng góp của chuẩn đầu ra thứ i trong bài đánh giá;
CLOi: điểm số của chuẩn đầu ra thứ i trong bài đánh giá.
- Viện Nghiên cứu và đào tạo trực tuyến xây dựng giải pháp tự động tính điểm học phần từ dữ
liệu nhập vào của giảng viên, chuyển kết quả sang phần mềm quản lí học tập để tính điểm trung bình theo kì học, theo năm và theo khóa học để phục vụ việc xếp hạng cho sinh viên. Dữ liệu đánh giá chi tiết lưu trên LMS, thường xuyên được sao lưu để phục vụ công tác thanh kiểm tra và tra cứu.
d) Bước 4: Sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến việc giảng dạy và học tập
- Giảng viên sử dụng kết quả đánh giá thường xuyên để cải tiến việc giảng dạy và học tập trong suốt quá trình dạy học. Đơn vị đào tạo sử dụng kết quả đánh giá của học phần để đánh giá mức độ hoàn thành chuẩn đầu ra của sinh viên trong những thời điểm cụ thể, từ đó có giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu đào tạo.
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng triển khai thu thập và phân tích dữ liệu đánh giá; tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan; xây dựng phương pháp trích xuất dữ liệu kết quả bằng điểm số; trích xuất kết quả đánh giá về chuẩn đầu ra của CTĐT theo từng thời điểm nhất định nhằm cung cấp thông tin cải tiến quá trình dạy học, cải tiến chuẩn đầu ra CTĐT.
3. Điểm học phần bao gồm 2 nhóm điểm: điểm đánh giá thường xuyên (trọng số điểm chiếm 50%) và điểm đánh giá cuối kì (trọng số điểm chiếm 50%).
a) Đánh giá thường xuyên nhằm thu thập minh chứng về kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tập; bao gồm điểm đánh giá hàng tuần qua LMS và điểm đánh giá trực tiếp/trực tuyến trong quá trình học tập. Đề cương học phần quy định rõ hình thức đánh giá, các bài đánh giá và trọng số đóng góp của mỗi bài đánh giá cho phần đánh giá thường xuyên.
b) Đánh giá cuối kì nhằm thu thập minh chứng để xác định kết quả học tập khi kết thúc học phần. Đề cương học phần quy định rõ hình thức đánh giá, các bài đánh giá và trọng số đóng góp của mỗi bài đánh giá cho phần đánh giá cuối kì.
4. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Dựa vào kết quả tổng hợp cuối cùng, tỷ trọng của từng thành phần điểm được quy định trong đề cương học phần, phần mềm sẽ quy đổi sang thang điểm 4 và điểm chữ theo điểm tổng kết học phần và theo điểm tổng kết của mỗi chuẩn đầu ra CTĐT.
a) Thang điểm không phân mức, áp dụng cho các học phần cấp chứng chỉ như GDQP- AN, GDTC, Ngoại ngữ, CNTT, Kỹ năng mềm...) chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập, kí hiệu là P (từ 5,0 điểm trở lên).
b) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ để xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra; X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
LƯU Ý VỀ QUY ĐỊNH THI CUỐI KỲ
1. Hình thức đánh giá cuối kỳ (thi kết thúc học phần) có thể là tự luận, trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính), vấn đáp, viết tiểu luận, bài tập lớn, thực hành, thí nghiệm, đồ án,... trực tiếp (tập trung tại Trường) hay trực tuyến.
2. Quy định thời gian đánh giá cuối kỳ như sau:
a) Tự luận
- 90 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức ≤ 3 tín chỉ.
- 120 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức ≥ 4 tín chỉ.
b) Trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính)
- 50 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức 2 tín chỉ.
- 60 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức 3 tín chỉ.
- 70 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức ≥ 4 tín chỉ.
c) Các học phần thi thực hành trực tiếp trên máy tính
- 60 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức ≤ 3 tín chỉ.
- 75 phút đối với các học phần có khối lượng kiến thức ≥ 4 tín chỉ.
d) Các trường hợp khác: Trưởng bộ môn/ Trưởng khoa đề nghị và gửi về Trung tâm đảm bảo chất lượng xem xét quyết định thời gian thi.
3. Đề thi cuối kỳ được lấy từ ngân hàng câu hỏi thi. Nhà trường có văn bản hướng dẫn và triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi học phần.
4. Việc chấm thi cuối kỳ do hai giảng viên đảm nhiệm, đối với các học phần thi vấn đáp, kết quả được công bố công khai ngay sau khi thi xong.
5. Tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, Nhà trường xây dựng kế hoạch đánh giá cuối kỳ của các học phần theo từng học kỳ.
- Đơn vị đào tạo chủ động đánh giá cuối kỳ đối với các hình thức: bài tập lớn, đề cương nghiên cứu, thi thực hành, báo cáo đồ án, thuyết minh dự án, bản vẽ... đúng quy định.
- Nhà trường tổ chức đánh giá cuối kỳ cho các học phần sử dụng hình thức thi tự luận, thi trắc nghiệm, thi vấn đáp.
- Đối với các học phần có số lượng sinh viên lớn, đơn vị phụ trách giảng dạy có thể đề xuất Nhà trường tổ chức đánh giá thường xuyên bằng hình thức trắc nghiệm. Kết quả bài đánh giá thường xuyên bằng hình thức trắc nghiệm được nhập vào LMS để trích xuất điểm theo chuẩn đầu ra.
Đối với từng học phần, mỗi lần học, sinh viên chỉ được dự thi một lần. Nếu điểm đánh giá học phần chưa đạt (điểm F), sinh viên phải học lại học phần đó. Đối với sinh viên vừa làm vừa học, sinh viên được dự thi lần thứ hai nếu thi lần thứ nhất chưa đạt, nhưng điểm đánh giá lần thi thứ hai không được cao hơn điểm C.
Sinh viên vắng thi không có lí do phải nhận điểm F đối với học phần vắng thi và phải học lại học phần đó.
Trường hợp sinh viên vắng thi do ốm đau bất thường, trùng lịch thi, lịch học..., sinh viên hoặc người thân làm đơn xin vắng thi có lý do và xin được dự thi bổ sung. Đơn xin vắng thi và thi bổ sung phải có sự đồng ý của đơn vị đào tạo chủ quản, gửi Bộ phận một cửa kèm theo các minh chứng (trường hợp nằm viện phải có giấy nhập viện, không chấp nhận đơn thuốc/sổ khám bệnh/giấy bảo hiểm xã hội...) trong thời gian quy định. Bộ phận một cửa kiểm tra, xem xét và chuyển hồ sơ cho đơn vị phụ trách công tác khảo thí tổ chức thi bổ sung theo quy định.
Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, thiết lập đề thi, coi thi, chấm thi, kiểm tra điểm (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà trường.
6. Xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi
Mọi vi phạm quy chế thi (giữa kỳ và cuối kỳ) của sinh viên, cán bộ coi thi đều phải lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho sinh viên.
6.1. Khiển trách đối với những sinh viên phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với sinh viên khác.
6.2. Cảnh cáo đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a. Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách.
b. Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với sinh viên khác.
c. Chép bài của sinh viên khác hoặc để sinh viên khác chép bài của mình.
6.3. Đình chỉ thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a. Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo.
b. Mang vật dụng trái phép vào phòng thi theo quy định tại khoản 3, điều 10 của quy định này. c. Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
d. Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi.
đ. Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.
e. Sinh viên bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định.
g. Sinh viên vi phạm quy chế thi ở mức bị đình chỉ thi của học phần nào sẽ nhận điểm F cho học phần đó (kể cả giữa kỳ và cuối kỳ). 6.4. Trừ điểm bài thi
a. Sinh viên bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó. b. Sinh viên bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn đó. c. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.
d. Cho điểm F:
- Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi.
- Bài thi có chữ viết của hai người trở lên.
- Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024Đào tạo20/09/2024
- Tìm hiểu về thang điểm GPAĐào tạo20/08/2024
- Điểm trúng tuyển ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcĐào tạo19/08/2024
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2024Đào tạo04/07/2024
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dụcĐào tạo15/06/2024
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dụcĐào tạo15/06/2024
- Ngành Quản lý giáo dụcĐào tạo31/05/2024
- Ngành Tâm lý học giáo dụcĐào tạo31/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024