Áp Dụng Giáo Dục Cảm Xúc Xã Hội (SEL) Vào Quá Trình Dạy Học Trên Lớp
Theo CASEL (Tổ Chức Hợp Tác Về Học Tập Các Môn Văn Hóa Học Đường, Xã Hội & Cảm Xúc), một trong những tổ chức dẫn đầu về áp dụng SEL trong học đường, việc dạy SEL hiệu quả yêu cầu cần “mở ra nhiều cơ hội để học sinh phát triển, tập luyện và phản ánh về năng lực xã hội và cảm xúc bằng những cách mà phù hợp với mức độ phát triển cũng như văn hóa.”
Một điều quan trọng trong cách tiếp cận này là chia sẻ với các học sinh về lý do đằng sau nội dung SEL, cũng như cách ta giải thích về các nội dung khác. Giải thích lý do mà chúng ta phải check in cảm xúc, lý do mà chúng ta yêu cầu học sinh lập nhóm 2 người, hay lý do chúng ta khám phá những chiến lược giải quyết vấn đề là mấu chốt cho việc học tập xã hội cảm xúc thành công và giàu ý nghĩa.
Tôi phát hiện ra là khi tôi sử dụng các từ ngữ một cách có chủ đích đó là khi tôi kết hợp các bài học và bài tập với các kiến thức SEL, các học sinh sẽ chú tâm và có nhiều động lực để học hơn. Ngoài ra, SEL trở thành một thứ gì đó đương nhiên của văn hóa trong lớp học, thay vì trở thành thêm một thứ để học sinh phải chú tâm, dẫn đến những kết nối giữa việc học tập và SEL trở nên mạnh hơn.
Khi làm đúng, việc áp dụng SEL vào giảng dạy trong các bài học trên lớp giúp xây dựng một môi trường lớp học mang tính công bằng và khuyến khích hơn. Các tương tác giữa học sinh và giáo viên cũng như các tương tác giữa các học sinh sẽ cải thiện vì điểm mấu chốt nằm ở việc phát triển các mối quan hệ thông qua nhận thức, giao tiếp và phản ánh.
Các Chiến Lược Cụ Thể Cho Các Giá Trị Cốt Lõi Của SEL
Việc giải thích lý do bạn yêu cầu các học sinh thực hiện các hoạt động cảm xúc xã hội có thể trở nên hiệu quả hơn nữa khi bạn đặt nó trong phạm vi các giá trị cốt lõi của SEL. Để làm việc này, các giáo viên có thể cố tình lên kế hoạch về cách mà một kỹ năng hay giá trị cốt lõi SEL liên quan đến chiến lược dạy học và giải trình điều này với các học sinh.
Đây là một vài ví dụ cho việc giải thích lý do đằng sau của một vài giá trị cốt lõi:
Tự nhận thức: bắt đầu lớp học bằng việc check in cảm xúc là một cách tốt để giúp các học sinh tập kĩ năng tự nhận thức (sự hiểu biết về đời sống tâm lý của bản thân và cách nó ảnh hưởng đến hành vi và các cách ta đưa ra quyết định); làm vậy cũng sẽ giúp các giáo viên hiểu được một phần cảm xúc của học sinh với việc đi học. Để nói một cách thẳng thắn và giúp các học sinh hiểu được cách hoạt động check in giúp xây dựng kỹ năng SEL của chúng, hãy thử nói, “Chúng ta đang check in như là một cách để các trò và thầy/cô nhận thấy được mức năng lượng của các trò trước khi ta bắt đầu giờ học hôm nay.”
Quản lý bản thân: Việc hướng dẫn các học sinh đặt ra các mục tiêu và các bước để thực hiện các mục tiêu đó là một cách để phát triển khả năng quản lý bản thân của học sinh - những cách mà học sinh quản lý việc học của mình. Khi các học sinh lên kế hoạch và chủ động hướng đến mục tiêu đó (như là ghi nhớ deadline của các bài tập và quản lý thời gian), chúng thể hiện các yếu tố mấu chốt của việc quản lý cá nhân.
Để nói một cách dứt khoát, hãy thử nói, “Khi các em đặt một mục tiêu nào đó theo mục tiêu đã đặt ra trong ngày, chúng sẽ giúp các em phát triển khả năng tự quản lý bản thân để đạt được điều đó.”
Quyết định có trách nhiệm: Các học sinh thường sẽ tôn trọng nội quy lớp học và những yêu cầu trong lớp, dù là online hay trực tiếp, khi chúng hiểu được sự kết nối giữa các điều luật và phần thưởng với việc quyết định có trách nhiệm.
Một trong những cách tốt nhất để hình thành kết nối đó là hỗ trợ các học sinh cùng thiết lập những điều luật và các yêu cầu cũng như phần thưởng đó; khi chúng phải lựa chọn theo tập thể để mọi bên đều đồng thuận, điều này phát triển tính nhận thức của chúng trong quá trình đưa ra quyết định cá nhân.
Thử gợi nhớ các học sinh về vai trò của chúng trong việc lập các điều luật trong lớp, và hãy nói một cách rõ ràng về vai trò của việc đó với việc học tập cảm xúc và xã hội. “Khi chúng ta bàn về các nguyên tắc cho việc học online, chúng ta sẽ phải đưa ra các quyết định mang tính trách nhiệm và nghĩ về liệu những người khác sẽ thấy sao khi ta không tuân thủ nguyên tắc.”
Các kỹ năng trong mối quan hệ: Khi học sinh được chia vào các nhóm theo các chiến lược dạy học như thảo luận nhóm, cùng chia sẻ hay cùng giải đố, chúng sẽ phát triển các kỹ năng thiết lập mối quan hệ của chúng. Các giáo viên có thể hỗ trợ các học sinh trong quá trình phát triển các kỹ năng này bằng các hoạt động nhóm bao gồm các trò chơi câu đố và các hoạt động phát triển cộng đồng, kèm với các câu hỏi mở đầu (Ví dụ: “Điều gì tạo nên một đội nhóm tốt?”)
Điều tương tự cũng có thể được áp dụng với việc tạo cặp cho học sinh: Để giải thích được lý do ta khuyến khích các học sinh tương tác và làm việc với nhau, hãy thử nói, “Thầy/cô đang ghép các em theo cặp để ta phát triển các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, và cải thiện mối quan hệ của các em.”
Nhận thức xã hội: Các học sinh có thể tập khả năng nhận thức xã hội, một thứ liên quan đến khả năng thấu cảm của học sinh, khi các giáo viên nhấn mạnh vào nhiều cách tiếp cận một vấn đề và thể hiện giá trị của việc nhìn từ nhiều góc độ.
Lần tiếp theo hãy cho rằng một vấn đề có thể giải được bằng nhiều cách (Ví dụ: Giải một bài toán bằng việc liệt kê các cách tiếp cận khác nhau) hãy bắt đầu việc thảo luận trong lớp bằng việc nói, “Có thể sẽ có người giải được phép tính bằng một cách khác. Khi ta bàn về các chiến lược và góc nhìn khác, chúng ta đang phát triển kỹ năng nhận thức xã hội.”
Thay Đổi Câu Hỏi Để Xây Dựng Lớp Học Mang Tính Khuyến Khích & Công Bằng
Như với các chiến lược dạy học, những từ ngữ mà ta dùng khi hỏi các câu hỏi có thể được thay đổi để tập trung vào giáo dục cảm xúc xã hội nhằm lập ra một môi trường mang tính khuyến khích và công bằng. Đây là một số ý tưởng giúp bạn nói khác đi để các học sinh cảm thấy được khuyến khích tham gia thay vì là bị ném vào một vị trí phải trả lời.
“Các em có bất kì câu hỏi nào không?” → “Ai có câu hỏi đầu tiên?” và “Hãy hỏi thầy/cô 2 câu hỏi về …”
“Em đã hiểu những gì?” → “Em đã bắt đầu từ đâu? Hãy nói cho thầy/cô về quá trình suy nghĩ của em.”
“Em chưa hiểu những gì?” → “Em biết những gì?” và “Em mong là em biết những điều nào?”
“Em đang làm gì?” → “Em đang học được gì?”
“Em đã ở đâu?” → “Cả lớp đã nhớ em. Mọi chuyện có ổn không?”
“Em muốn nói về chuyện gì?” → “Em đang bận tâm về điều gì?”
“Em thấy thế nào?” → “Top 3 cảm xúc của em hôm nay là gì?”
“Em có những gì phải làm trong hôm nay?” → “Em được làm những gì trong hôm nay?”
Nguồn: How to Embed SEL Into Your Instruction - Edutopia.org
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024