Các biện pháp bảo vệ nhân viên nữ tại nơi làm việc liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng mãn kinh
Quan tâm tới chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh của phụ nữ là điều mà mỗi một chúng ta cần làm liên quan tới những quyền lợi tại nơi làm việc. Đây là một khuyến nghị của nghiên cứu từ trường Đại học kinh tế Sydney.
Chính phủ Australia đã đưa ra thông báo về việc một nghị sĩ đã điều tra về ảnh hưởng của giai đoạn mãn kinh đối với sức khỏe, công việc, tài chính và học thuật của phụ nữ. Việc điều tra này xuất phát từ kết quả nghiên cứu của trường đại học Sydney công bố trên tạp chí University of Oxford Human Rights Hub Journal, trong đó xem xét luật quốc tế liên quan tới sức khỏe sinh sản và quyền tại nơi làm việc.
Theo NCS. Sydney Colussi (Đại học Sydney), hiện nay gần như cả thế giới đã công nhận rằng thai sản và sinh sản không nên ảnh hưởng tới quyền được làm việc, tuy nhiên những vấn đề khác như kinh nguyệt hay mãn kinh lại chưa được quan tâm đúng mức trên phương diện luật pháp quốc tế.
NCS. Colussi cho rằng điều thực sự quan trọng đối với những phụ nữ đang làm việc trong một môi trường thiếu thốn những tiện nghi phù hợp liên quan tới buồng tắm/nhà vệ sinh, đối với những chuyên gia lớn tuổi phải trải nghiệm những luồng khí nóng trong một không gian văn phòng bí bách, và hàng triệu nhân viên khác đang bị phân biệt đối xử mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2 hiệp định về quyền con người bao gồm: Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Cả hai văn bản pháp lý này đều được rất nhiều quốc gia ký kết tham gia, trong đó có Australia.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các công ước quốc tế này cung cấp rất nhiều biện pháp bảo vệ quan trọng trước việc phân biệt đối xử đối với phụ nữ mang thai và đang chăm sóc trẻ em, quyền lợi thai sản cũng như một số quyền liên quan tới việc cho con bú tại nơi làm việc. Tuy nhiên, trong các văn bản này không có một nhận thức nào rõ ràng liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh của nữ giới.
Theo NCS. Colussi, có những trường hợp phân biệt đối xử một cách trực tiếp đối với nữ giới đang trong 2 giai đoạn sinh lý trên, và những nhân viên tại Anh, Mỹ, New Zealand đã đưa ra các yêu cầu phản đối liên quan tới việc đối xử bất công với nhân viên nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh
Nghiên cứu từ Hội đồng trợ cấp hưu trí Australia cho thấy thái độ của xã hội đối với thời kỳ mãn kinh của phụ nữ đã gây ra thiệt hại 17 tỷ đô la đối với phụ nữ Australia trên phương diện thu nhập cũng như tiết kiệm hưu trí.
NCS. Colussi cũng cho rằng có rất ít nghiên cứu hiện nay liên quan tới vai trò của giai đoạn mãn kinh trong quyết định nghỉ hưu ở nữ giới, tuy nhiên phụ nữ Australia trên thực tế đều nghỉ hưu sớm hơn nam giới. Báo cáo gần đây của Cục thống kê Australia cho thấy phụ nữ Úc về hưu ở độ tuổi trung bình là 54 so với 59 ở nam giới. Trong đó, 34% phụ nữ về hưu phụ thuộc vào nguồn thu nhập của bạn đời để trang phải chi phí cuộc sống, so với 7% ở đàn ông.
Australia đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng về tính bền vững trong nguồn nhân lực, đặc biệt là trong các lĩnh vực có sự tham gia nhiều của nữ giới như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ xã hội, giáo dục. Tất cả điều này có nghĩa là đã tới lúc chúng ta cần đảm bảo rằng những hiện tượng sinh lý tự nhiên như mãn kinh không nên gây ra những tác dụng ngược đối với sự nghiệp của nữ giới.
Luật quốc tế đã và đang dịch chuyển theo hướng bảo vệ phụ nữ đang mang thai và chăm sóc con nhỏ, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải tiến xa hơn để tạo ra sự thuận lợi, thoải mái cho họ trước những vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản cơ bản. Điều này cũng là mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của LHQ trên phương diện bình đẳng giới và phát triển kinh tế.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024