Các khuôn mẫu về giới ở trường học có ảnh hưởng tới những học sinh mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần
Những giáo viên và học sinh tham gia vào đề tài nghiên cứu của Đại học Exeter đều cho biết họ sợ rằng những vấn đề về sức khoẻ tâm thần của học sinh nam tại trường có thể bị bỏ qua, khiến các em rơi vào nhóm "nguy cơ" trong trường học.
Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực tới bé gái khi các biểu hiện đau khổ về mặt cảm xúc như khóc lóc hoặc tự làm hại bản thân có thể bị "nữ tính hoá và làm giảm nhẹ", dẫn tới việc nó ít được xem xét một cách nghiêm túc hơn. Do đó, các chuyên gia đã kêu gọi nâng cao nhận thức về vai trò của giới tính trong các dịch vụ sức khoẻ tâm thần ở các trường học.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi Lauren Stentiford, George Koutsouris, Tricia Nash và Alexandra Allan (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Exeter). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn học sinh của 2 trường THCS tại Anh liên quan tới nội dung: Em có nghĩ rằng nam và nữ trải qua các vấn đề về sức khoẻ tâm thần giống nhau hay không?
Một trường trong mẫu nghiên cứu là trường phổ thông tuyển sinh dựa trên năng lực và dành cho cả nam và nữ sinh (mixed grammar school), ở khu vực nông thôn với thành phần chủ yếu là người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu. Trường còn lại là trường tổng hợp, dành cho cả nam và nữ sinh, và không tuyển sinh dựa trên năng lực (mixed comprehensive school). Trường này đóng tại khu vực nông thôn với thành phần chủ yếu là tầng lớp lao động da trắng. Nghiên cứu được thực hiện vào mùa thu năm 2022.
Nhóm đề tài đã nói chuyện với 34 học sinh tuổi từ 12 đến 17, trong đó 17 nữ, 12 nam và 5 thuộc nhóm đa dạng giới. Họ cũng tiến hành phỏng vấn 18 thành viên trong nhóm cán bộ công nhân viên, bao gồm giáo viên chủ nhiệm, nhân viên tư vấn học đường, điều phối viên về giáo dục đặc biệt (SENCO-Special educational needs coordinator), và tổ trưởng chuyên môn.
Phần lớn người tham gia (43/52) đều cảm thấy rằng những học sinh trải qua vấn đề về sức khoẻ tâm thần theo những cách khác nhau bởi những khuôn mẫu và đặc điểm về giới, trong đó nữ sinh cởi mở hơn khi bày tỏ cảm xúc của mình, tuy nhiên nam sinh sẽ giấu những cảm xúc này đi.
Theo Willow (học sinh), các bạn nữ có xu hướng nói chuyện với nhau [về sức khoẻ tâm thần] hơn bởi họ không được yêu cầu phải kìm nén cảm xúc của mình. Một học sinh khác tên là Kayla cho biết các bạn nam hiếm khi chia sẻ với người khác về những gì mà họ không muốn nói, bởi họ sẽ cảm thấy rằng mình sẽ bị nhìn với ánh mắt kỳ lạ và phải nghe những câu đại loại như "đàn ông lên đi" hay "đàn ông con trai thì không được khóc".
Cụm từ "đàn ông lên đi" được nhắc lại rất nhiều lần bởi các cán bộ nhân viên nhà trường cũng như các học sinh ở cả 2 trường. TS. Stentiford cho biết đang có một nhận thức cố hữu rằng nữ sinh có lợi thế hơn nam sinh trong việc nhận được những hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần.
Theo TS. Stentiford, cả học sinh và cán bộ giáo viên đều có xu hướng đặt học sinh nữ ở vị trí ưu tiên hơn so với học sinh nam trong hoạt động hỗ trợ sức khoẻ tâm thần bởi sự cởi mở về khía cạnh tiếp nhận cảm xúc của các bé gái. Nữ sinh được cho là trưởng thành về mặt cảm xúc hơn các bạn nam và sẽ tích cực, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người hơn khi cần thiết. Cũng có những bằng chứng về việc người tham gia đề tài nghiên cứu hiểu được sự đau khổ về mặt cảm xúc được biểu hiện khác nhau ở cả học sinh nam và nữ, trong đó bé trai có thể bị bỏ qua bởi những hành vi gây rối của họ đã bị hiểu sai. Do đó, cả nam và nữ vẫn đang bị "mắc kẹt" trong các vấn đề về sức khoẻ tâm thần bởi những khuôn mẫu vô ích về giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đang có sự bất bình đẳng hình thành trên khía cạnh giới tính, đi ngược lại với sự khủng hoảng về sức khoẻ tâm thần đang gia tăng ở giới trẻ. Hiện đang có những nguy hiểm xung quanh việc làm giảm giá trị hạnh phúc của các bé gái nếu những cô gái giàu cảm xúc đang bị coi là được ưu đãi một cách không công bằng và đang chiếm nhiều thời gian và sự hỗ trợ về sức khoẻ tâm thần so với các bạn nam-những người đang nằm trong nhóm "nguy cơ" và đang được xem là nhóm có vấn đề tiềm ẩn.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024