Các trò chơi mạo hiểm ngoài trời có thể góp phần thúc đẩy giáo dục khoa học
Các ý chính:
- Các giáo viên mầm non có thể sử dụng trò chơi mạo hiểm ngoài trời trong hoạt động giảng dạy trẻ về các khái niệm khoa học
- Một hoạt động như trèo cây có thể được sử dụng và coi như một cơ hội để dạy trẻ về các khái niệm như trọng lực
Trong công bố mới trên tạp chí Early Childhood Education Journal, TS. Chris Speldewinde (REDI-Trung tâm nghiên cứu tác động giáo dục, Đại học Deakin) đã nghiên cứu về cách thức mà các giáo viên sử dụng trò chơi mạo hiểm (ví dụ: lèo trèo, đốt lửa trại) để dạy cho trẻ các kiến thức về vật lý, hoá học và sinh học.
Công cụ giáo dục "mạnh mẽ"
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, sự kết hợp giữa trò chơi mạo hiểm và việc dạy học khoa học đã được phát triển như một công cụ mạnh mẽ để có thể thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên.
TS. Speldewinde đã phân tích các nghiên cứu trước đây về giáo dục khoa học, các khung chương trình và chương trình giáo dục mầm non cho trẻ, đồng thời xem xét các trang web về chương trình "Bush Kinder" để có thể quan sát trẻ em trong các hoạt động thực tế.
Kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh sự liên kết nội tại giữa việc khám phá các rủi ro của trẻ với sự hiểu biết về khoa học của chúng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các trò chơi mạo hiểm trong môi trường tự nhiên góp phần nâng cao cơ hội học tập trải nghiệm cho trẻ.
Đề tài nghiên cứu cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể về việc các giáo viên sử dụng trò chơi mạo hiểm để giúp trẻ tìm hiểu về một số khái niệm khoa học.
Theo TS. Speldewinde, khi trẻ vượt qua chướng ngại vật và giữ thăng bằng trên những khúc gỗ hoặc tham gia vào các trò chơi nhào lộn khó khăn, đó chính là cơ hội để các giáo viên tích hợp kiến thức về lực và chuyển động. Thông qua việc chấp nhận rủi ro, trẻ không chỉ phát triển được các kỹ năng vật lý mà còn nâng cao hiểu biết của mình về các nguyên lý khoa học khi chúng ngã khỏi cây.
Tương tự như vậy, trò chơi lộn xộn đóng vai trò là cánh cửa để khám phá các kiến thức về hoá học. Khi trẻ trộn các yếu tố trong tự nhiên như đất và nước để tạo ra bùn, điều đó mang lại cho giáo viên cơ hội dạy trẻ về các đặc tính của vật liệu và sự biến đổi của vật chất.
Đề tài nghiên cứu cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa trò chơi mạo hiểm với các kiến thức về sinh học. Các nhà nghiên cứu đã quan sát trẻ vượt qua các rủi ro của môi trường tự nhiên (từ việc đối diện với thế giới hoang dã tới việc xử lý các loài nấm) và việc giáo viên giải thích cho trẻ về hệ sinh thái cũng như vòng đời của các loài sinh vật.
Phần thưởng đạt được bên cạnh sự rủi ro
TS. Speldewinde cho biết trong những năm gần đây, người ủng hộ giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non đã đưa ra những quan ngại về khả năng trẻ được tiếp cận các cơ hội phát triển khả năng phục hồi (resilience) và khả năng tự điều chỉnh thông qua những cuộc phiêu lưu và việc chấp nhận rủi ro. Các quy tắc an toàn ở xã hội phương Tây cũng là một yếu tố tác động tới việc lập kế hoạch và tổ chức những môi trường vui chơi mạo hiểm dành cho trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hướng dẫn quản lý rủi ro đang làm hạn chế hoạt động vui chơi trong tự nhiên, dẫn tới việc giới hạn sự phát triển cũng như các cơ hội học tập của trẻ.
Gia tăng mức độ phổ biến của chương trình Bush Kinder
Bush Kinder-cho dù là một chương trình đơn lẻ hay là chương trình được tích hợp vào môi trường giáo dục mầm non-đang phát triển rộng khắp tại Australia kể từ những năm 2010.
Những nghiên cứu trước đây của TS. Speldewinde cho thấy rằng trẻ mầm non tham gia vào các chương trình Bush Kinder có thể đạt kết quả giáo dục tốt hơn những bé chỉ chơi các trò chơi trong nhà. GS. Coral Campbell (đồng tác giả của nghiên cứu năm 2022) phát hiện ra rằng các bé gái cũng được hưởng lợi từ việc tham gia trò chơi ngoài trời bởi nó mang lại cho các bé cơ hội tự do vui đùa và sáng tạo với các vật liệu tự nhiên
TS. Speldewinde cho biết những lợi ích mà trẻ thu được phần lớn đến từ hoạt động vui chơi ngoài trời của bé, tuy nhiên các nghiên cứu về lĩnh vực này đang cho thấy sự lo ngại về những hạn chế đối với cơ hội giáo dục khoa học dành cho các bé. Các đề tài nghiên cứu sau này cần được tổ chức và xem xét sâu hơn về những ảnh hưởng lâu dài của các trò chơi mạo hiểm đối với việc học STEM và khoa học của trẻ.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024