Giới trẻ đang có xu hướng chấp nhận hành vi kiểm soát cưỡng chế
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 3500 người trưởng thành về góc nhìn của họ đối với hành vi kiểm soát cưỡng chế (coercive control), một hình thức bạo hành liên quan đến việc kiểm soát hành vi của người khác với tần suất liên tục, lặp đi lặp lại, gây ra sự hao mòn về tính tự chủ của nạn nhân.
Hơn 90% người tham gia đồng ý rằng những hình thức đa dạng của kiểm soát cưỡng chế, bao gồm đe doạ người mình yêu thương, lạm dụng tài chính, hạn chế liên lạc với gia đình và bạn bè, là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, chỉ 55% trong số họ trả lời "có" khi được hỏi liệu họ có hiểu rõ thuật ngữ này có nghĩa là gì hay không.
GS. Lorana Bartels (đồng tác giả nghiên cứu) cho rằng đằng sau những số liệu thu được, thái độ và kiến thức của người tham gia cho thấy sự khác biệt đáng kể. Trong đó, sự khác biệt về giới tính khá rõ với việc phụ nữ ít chấp nhận hành vi kiểm soát cưỡng chế hơn so với nam giới. Họ cũng sẵn sàng tiếp nhận các kiến thức về thuật ngữ này hơn so với đàn ông.
Ủng hộ việc hình sự hoá hành vi kiểm soát cưỡng chế được ghi nhận rất cao với 83% người dân Australia đồng ý và rất đồng ý rằng kiểm soát cưỡng chế phải được ghi nhận là một hành vi phạm tội. Sự ủng hộ này được cho là mạnh mẽ nhất đối với những người Úc nói tiếng Anh, người cao tuổi và những người tham gia có nền tảng học vấn cao.
Ngược lại, một tỷ lệ đáng kể người trẻ có thái độ "giảm nhẹ" đối với một số hình thức kiểm soát cưỡng chế. Kết quả này thực sự đáng lo ngại đối với các nhà nghiên cứu. Ở độ tuổi 18-24, rất nhiều người bắt đầu những mối quan hệ đầu tiên với thái độ thực sự nghiêm túc, và trong những mối quan hệ này chúng ta phát triển nhận thức về những hành vi chấp nhận và không chấp nhận được. Do đó, theo TS. Hayley Boxall, nếu người trẻ nghĩ rằng một số hành vi kiểm soát cưỡng chế có thể chấp nhận được, họ có thể trở nên bao dung hơn với những hành vi này trong chính mối quan hệ của họ hoặc của người khác.
Bên cạnh đó, tỷ lệ ủng hộ hình sự hoá kiểm soát cưỡng chế thấp nhất ở nhóm người thổ dân bản địa và khu vực Torres Strait Islander. Điều này thực sự nằm ngoài dự đoán của các nhà nghiên cứu. Trong nhiều năm qua, họ đã chứng kiến rất nhiều vụ bạo hành gia đình cũng như đã có rất nhiều tổ chức đứng lên bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với sự hiện diện thái quá của cảnh sát ở các cộng đồng thổ dân bản địa cũng như khu vực Torres Strait Islander. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết của những chiến dịch nâng cao nhận thức về kiểm soát cưỡng chế tại Australia.
Điều này rất quan trọng đối với giới trẻ, đàn ông và những người tới từ khu vực không nói tiếng Anh. Đây là nhóm người ít quan tâm tới hành vi kiểm soát cũng như cưỡng chế.
GS. Bartels cho rằng sự đa dạng của các mối quan hệ trong những chiến dịch này cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo rằng mọi người có thể nhận diện được hành vi kiểm soát cưỡng chế trong những bối cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, cần nhiều đề tài nghiên cứu hơn nữa về lý do đằng sau sự hiểu biết và thái độ khác nhau này đối với hành vi kiểm soát cưỡng chế.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024