Hỗ trợ người học ứng phó với các rối loạn căng thẳng tâm lý đã tạo ra áp lực nặng nề tới giáo viên
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 302 giáo viên tiểu học và THCS tại Úc nhằm tìm hiểu xem liệu những trường hợp học sinh gặp khủng hoảng về tinh thần có tác động như thế nào tới sức khỏe tinh thần của giáo viên nhà trường. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Psychological Trauma: Theory, Research, Practice and Policy
Hơn 80% giáo viên báo cáo rằng họ đã hỗ trợ ít nhất 1 học sinh gặp khủng hoảng tinh thần trong sự nghiệp dạy học của mình, và trong số đó, có 45% giáo viên báo cáo về lịch sử bệnh lý căng thẳng tinh thần của mình.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những giáo viên này đang gặp nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn căng thẳng thứ cấp hơn so với những đồng nghiệp không tiếp xúc với các học sinh mắc rối loạn căng thẳng.
Trên thực tế, hơn 80% giáo viên hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng bởi tổn thương tâm lý được cung cấp dữ liệu gần đây của Úc cho thấy 2/3 học sinh đã trải qua ít nhất 1 hình thái của lạm dụng hoặc bỏ rơi trẻ em.
Sự kết hợp của những phát hiện gần đây với những nguy cơ thảm họa diện rộng vẫn đang tiếp diễn tại Úc, tình hình đại dịch, căng thẳng tài chính ở mỗi gia đình đã cho thấy tính cấp thiết cần phải hành động nhằm ngăn chặn và phản ứng trước tình trạng rối loạn căng thẳng ở trẻ em Australia.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Căng thẳng tâm lý thứ cấp (thường được biết tới là hội chứng sang chấn thay thế-vicarious trauma) đề cập tới một nhóm các triệu chứng tương tự hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Hội chứng này có thể lây lan sang những chuyên gia hỗ trợ khi họ cố gắng cung cấp các hành động hỗ trợ cần thiết cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi chấn thương.
Gần đây, hầu hết nghiên cứu về tổn thương thứ cấp đã tập trung vào các chuyên gia hỗ trợ như bác sỹ, nhân viên xã hội và các nhà tâm lý học. Nghiên cứu lần này là một trong những đề tài đầu tiên tiến hành đo lường các triệu chứng của rối loạn căng thẳng thứ cấp đối với giáo viên sau khi họ tiếp xúc với các học sinh bị ảnh hưởng bởi tổn thương tâm lý.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy phần lớn giáo viên tại Australia đang trải qua các cấp độ từ vừa tới cao đối với căng thẳng tâm lý thứ cấp, với những biểu hiện như căng thẳng cấp tính (acute stress), cảm giác tuyệt vọng, mất ngủ, suy nghĩ ám ảnh.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giáo viên ít năm kinh nghiệm và ít tiếp xúc với hoạt động phát triển nghề nghiệp liên quan tới nhận thức về chấn thương sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn căng thẳng thứ cấp hơn so với những giáo viên nhiều kinh nghiệm, đã được đào tạo, bồi dưỡng về rối loạn căng thẳng.
Hoạt động hỗ trợ có thể dẫn tới tình trạng kiệt sức
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn giáo viên rơi vào tình trạng kiệt sức cao khi hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng bởi chấn thương.
Kiệt sức được định nghĩa là một dạng căng thẳng mãn tính liên quan tới công việc, với các triệu chứng như mệt mỏi, mất năng suất, gia tăng cảm xúc tiêu cực đối với công việc. Một nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa tình trạng kiệt sức của giáo viên và chấn thương thứ cấp với sự thiếu hụt nguồn lực cũng như những hỗ trợ đối với giáo viên, và việc thiếu đi những khóa đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp về căng thẳng. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ 38.7% giáo viên đã được tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên quan tới chấn thương tâm lý.
Ít nguồn lực sẵn có
Một nghiên cứu gần đây của ĐH Monash cũng đã xác định được rằng có rất ít các phúc lợi liên quan tới sức khỏe tinh thần cũng như cảm giác hạnh phúc của giáo viên và những nhà giáo dục bậc mầm non.
Các chương trình phát triển nghề nghiệp liên quan tới tổn thương tâm lý đã được mở rộng như một chiến lược dành riêng cho giáo viên nhằm giảm thiểu cũng như đảo ngược những ảnh hưởng của căng thẳng tâm lý ở học sinh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những chương trình này có thể cải thiện tình hình học tập của học sinh, các cảm xúc xã hội và ngăn ngừa căng thẳng tâm lý sau chấn thương của các em.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024