Kinh nghiệm giảng dạy chương trình học về sức khỏe tinh thần
Trên tinh thần hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần đối với trẻ ở giai đoạn càng sớm càng tốt, một nguồn tài liệu giảng dạy mới dành cho các trường Tiểu học, được biên soạn bởi các nhà giáo dục tại Waipapa Taumata Rau (Đại học Aukland) và các giáo viên tiểu học, đã được xuất bản.
GS. Katie Fitzpatrick và Melinda Webber (Khoa Giáo dục và Công tác xã hội-Đại học Aukland) là đồng tác giả của nguồn học liệu này. Đây cũng là 2 nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm đối với chính sách của Bộ giáo dục với tên gọi: Giáo dục sức khỏe tinh thần: bản hướng dẫn cho giáo viên, các nhà lãnh đạo và Hội đồng trường (ban hành năm 2022)
Nguồn tài nguyên dạy học này bao gồm 74 giáo án rất phong phú về nội dung, trải đều ở nhiều lĩnh vực quan trọng như danh tính (identity), tôn giáo, kỹ năng cá nhân và giao tiếp. Tài liệu này đã được chấp thuận là phù hợp với những người trẻ tuổi. 300 trang kế hoạch dạy học có nội dung liên quan tới giảng dạy về sức khỏe tinh thần ở bậc trung học.
Theo GS. Fitzpatrick, có rất nhiều trường tiểu học đã và đang chấp thuận và sử dụng tài liệu này. Các nhà xuất bản vẫn giữ nguyên quan điểm ban hành một phiên bản dành cho bậc Tiểu học. GS. Fitzpatrick và GS. Melinda Webber, PGS. Darren Powell, TS. Jean M. Uasike và Kat Wells đã cùng hợp tác với 6 giáo viên tiểu học khác để cho ra đời phiên bản dành cho việc dạy học ở bậc Tiểu học.
Theo GS. Fitzpatrick, giáo dục sức khỏe tinh thần là một yếu tố quan trọng trong chương trình giáo dục sức khỏe và thể chất từ những năm 1990, tuy nhiên tài liệu này cũng những văn bản khác về mặt chính sách được cho là mới đối với giai đoạn hiện nay. Giáo sư cho biết tài liệu này không chỉ cung cấp những hướng dẫn liên quan tới kế hoạch dạy học, mà còn cách tiếp cận tổng thể đối với sức khỏe tinh thần.
Được phát triển từ kết quả của hai đề tài nghiên cứu lớn, mô hình Mana cho rằng muốn thành công, học sinh cần có 5 yếu tố vốn được hình thành và phát triển thông qua quá trình tương tác và các hoạt động, bao gồm: (1) mana whānau (cảm giác về bản thân trong mối liên hệ với gia đình và nhà trường, (2) mana ūkaipō (cảm giác thuộc về và kết nối tới các địa điểm), (3) mana motuhake (khả năng học thuật và các hình mẫu tích cực), (4) mana tū (các kỹ năng) và (5) mana tangatarua (khả năng điều hướng thế giới thông qua kiến thức và sự tự tin)
Theo GS. Webber, trẻ em cần phải có môi trường, điều kiện và nội dung học tập trong đó cho phép chúng phát triển những điểm mạnh cũng như nuôi dưỡng sở thích vốn gắn kết với hoài bão trong tương lai. Webber tin rằng các yếu tố trong mô hình Mana cũng quan trọng đối với giáo viên bởi họ cũng cần phải ở trong điều kiện và trạng thái tốt để có thể thực hiện giáo dục sức khỏe tinh thần đạt kết quả cao nhất.
Có rất nhiều việc giáo viên có thể làm để có thể khám phá về mô hình này, bao gồm những việc như quan sát sự kết nối của người trẻ với những người quan trọng trong cuộc sống của họ, các hình mẫu, sự liên kết của người trẻ đối với các địa điểm-nơi nào sẽ khiến họ cảm thấy an toàn và hài lòng?
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024