Liệu chúng ta có đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng về định danh cá nhân trên môi trường trực tuyến?
Điều hướng các tác động của bối cảnh kỹ thuật số đến nhận thức và tính xác thực về bản thân là trọng tâm của sự kiện "Tech & Media Unmasked: Xác định lại hình ảnh và tính xác thực của bản thân". Sự kiện này nằm trong chuỗi hội thảo trực tuyến về Luminaries (những danh nhân, ngôi sao sáng, người có ảnh hưởng) của Đại học Wollongong. Hội đồng chuyên gia của chuỗi sự kiện này bao gồm:
- TS. Katina Michael (Trường Đổi mới sáng tạo xã hội trong tương lai, Trường điện toán và trí tuệ tổng hợp-Đại học bang Arizona)
- TS. Yves Saint James Aquino (Nhà vật lý, triết gia- Trung tâm giá trị, chứng cứ và tham gia Y tế Australia, Đại học Wollongong)
- TS. Jasmine Fardouly (Trường Tâm lý-Đại học New South Wales)
- TS. Michael Mehmet (Trường kinh tế-Đại học Wollongong)
- Yvonne Apolo (Trường Luật-Đại học Wollongong)
KInh nghiệm liên ngành của Hội đồng đã góp phần dẫn dắt cuộc thảo luận đi tới những tác động phức tạp của nỗi ám ảnh ngày càng tăng của xã hội chúng ta đối với hình ảnh bản thân trong môi trường số. Việc khám phá vấn đề mang tính thời sự và phù hợp này đã mang lại những hiểu biết sâu sắc và mở mang tầm mắt trên khía cạnh tâm lý học, đạo đức và quá trình thương mại hoá-những khía cạnh thúc đẩy việc cố định hình ảnh trên môi trường trực tuyến của chúng ta.
Hội thảo trực tuyến cũng thể hiện cam kết của Đại học Wollongong đối với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG-Sustainability Development Goals), đặc biệt là SDG 10 (giảm bớt tình trạng bất bình đẳng) và SDG 16 (hoà bình, công lý và thể chế vững mạnh)
Theo Yvonne Apolo, chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà chủ nghĩa tư bản giám sát (surveillance capitalism) đã ăn sâu và lan rộng trong cuộc sống. Điều này ảnh hưởng tới cách mà chúng ta phát triển và trải nghiệm quyền tự chủ của mình, Đây cũng là thời điểm mà sự hiện diện rộng rãi của AI tạo sinh (generative AI) đang tạo ra những nhầm lẫn, thậm chí là che giấu sự khác biệt giữa thực và ảo. Trong khi đó, thuật toán truyền thông xã hội đang đòi hỏi các hình thức thể hiện bản thân dễ tổn thương ngày càng nhiều và thường xuyên hơn từ nhóm người dùng trẻ trong xã hội.
TS. Katina Michael cho biết thế hệ Thiên niên kỉ (Milennials) sẽ chụp ảnh tự sướng trung bình khoảng 25.700 bức ảnh trong suốt cuộc đời của mình. Con số thống kê gây choáng váng này của TS. Michael đã đặt ra câu hỏi về động lực đằng sau hành vi ám ảnh này của giới trẻ, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu không lành mạnh đối với việc được người khác công nhận và chấp nhận hay không.
TS. Mehmet có góc nhìn sâu sắc hơn khi nắm bắt được sự thay đổi to lớn trong bối cảnh chuyển đổi truyền thông từ truyền hình qua TV đến vô số tuỳ chuyện kỹ thuật số khác, bao gồm các đoạn video ngắn, hoặc các hình thức truyền hình trực tuyến khác. Không giống như cách tiếp cận truyền thông theo kiểu truyền thống, giới trẻ ngày nay tập trung nhiều vào sự tham gia tích cực của các cá nhân. Điều này dẫn tới những cơ hội tích cực cũng như những nguy cơ tiềm ẩn trong việc quản lý hình ảnh trực tuyến của chúng ta.
Theo TS. Mehmet, marketing đã định hình lại các nền tảng xã hội và sự chấp nhận của cộng đồng về các mức độ xâm phạm quyền riêng tư cũng như việc thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin mà chúng ta đồng ý cung cấp cho các cỗ máy tìm kiếm và các nền tảng mạng xã hội chỉ được phục vụ cho việc tối ưu hoá những ảnh hưởng đối với suy nghĩ, cảm xúc và việc mua hàng của chúng ta mà thôi.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024