Linh cảm là gì và khi nào thì chúng ta nên nghe theo cảm giác này?
Bạn đã bao giờ nhận ra rằng bụng của mình đang không ổn định, nhịp tim đang tăng lên, gan bàn tay đổ mồ hôi và những ngón tay bị ngứa râm ran trước khi đưa ra quyết định gì đó hay không? Theo GS. Joel Pearson, đây có thể là những biểu hiện cho thấy trực giác của chúng ta đang lên tiếng, và đôi khi chúng ta cần phải nghe theo lời mách bảo này.
GS. Pearson (Trường Tâm lý) là nhà sáng lập của phòng thí nghiệm Future Minds và là một chuyên gia về khoa học thần kinh nhận thức. Xét về khía cạnh lịch sử, suy nghĩ trực quan được xem là phi khoa học khi so sánh với kiểu tư duy logic. GS. Pearson và nhóm nghiên cứu đang kiên trì trên con đường đưa khoa học trực giác tới với công chúng bởi đây được xem là một nhánh khoa học tương đối mới.
Tại bất kỳ một thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta đều đang hấp thụ một lượng rất lớn thông tin về thế giới xung quanh, tuy nhiên rất nhiều thông tin trong số này lại đi vào khu vực vô thức của não bộ. Trực giác là một quá trình xảy ra trong khu vực tâm trí bị che lấp này của chúng ta. Tuy nhiên, GS. Pearson giải thích rằng nếu con người có công cụ phù hợp, vùng vô thức này hoàn toàn có thể được chạm tới và góp phần rất lớn cho việc đưa ra các quyết định chuẩn xác hơn.
GS. Pearson cho biết rằng não bộ của chúng ta chứa rất nhiều thông tin vô thức. Nếu coi não bộ là một tảng băng thì phần mũi nhô lên khỏi mặt nước chính là phần ý thức, và phần vô thức sẽ nằm ở lớp băng phía dưới mặt nước này. Nếu chúng ta có thể chạm vào nó, sử dụng thông tin ở đó một cách tin cậy thì nó hoàn toàn có thể mang lại những lợi ích nhất định cho chúng ta.
Trực giác
Trong quá khứ, những quá trình không theo logic như trực giác, ảo giác, thiên kiến nhận thức đều được các nhà tâm lý học phân vào cùng một nhóm. Tuy nhiên, GS. Pearson cho rằng những quá trình tâm lý có những đặc điểm khác biệt nhau, do đó việc gộp chúng vào một nhóm là một ý tưởng không tốt về mặt khoa học.
Trước khi nhóm nghiên cứu bắt đầu thực hiện đề tài, vẫn chưa có một ý tưởng nào rõ ràng về khái niệm của trực giác. Do đó, trước khi nghiên cứu về trực giác trong phòng thí nghiệm, GS. Pearson và Galang Lufityanto (Nghiên cứu sinh-NCS) phải định nghĩa một cách rõ ràng về thuật ngữ này. Một khi chúng ta hiểu chính xác về trực giác và bộ máy não bộ phía sau nó thì vai trò và cách thức hoạt động của trực giác sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Nhóm nghiên cứu bắt đầu với những thông tin đã biết về trực giác và xây dựng những thành phần cơ bản nhất. Thông qua hoạt động này, nhóm chuyên gia đã định nghĩa rằng trực giác là "việc sử dụng một cách hiệu quả những thông tin vô thức để đưa ra những quyết định hoặc hành động tốt hơn".
Đo lường trực giác
Những quá trình nhận thức xảy ra bên trong như trực giác hoặc là hình ảnh tâm thần được cho là rất khó để nghiên cứu. Trong phòng thí nghiệm của GS. Pearson, nhóm nghiên cứu đã tính toán một phương pháp mới để khám phá trực giác một cách khách quan và có độ tin cậy và khiến trực giác trở nên hữu hình, rõ ràng hơn.
Điều quan trọng là cơ thể của chúng ta phản ứng lại với tình huống mà không cần tới sự tỉnh táo hay có ý thức về tình huống đó. Đây được gọi là cảm giác về trạng thái bên trong của cơ thể, và là một trong những phương thức chính mà GS. Pearson sử dụng để đo lường trực giác.
Các nhà nghiên cứu có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, và tại đây họ có thể đưa cho người tham gia hình ảnh của một con rắn hoặc một con nhện, sau đó giấu chúng đi để người tham gia không bao giờ thực sự nhìn thấy những con vật này. Tuy nhiên, phần cảm xúc của não bộ ở những người tham gia vẫn tiếp tục phản ứng với hình ảnh đó. Do cơ chế này mà nhịp tim chúng ta sẽ tăng lên, cơ thể bắt đầu ra mồ hôi, và những hiện tượng sinh lý học khác sẽ bắt đầu diễn ra. Cuối cùng, điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn không nhận thức được điều gì đó, cơ thể của bạn vẫn có thể đưa các dấu hiệu.
Nên lắng nghe cơ thể khi nào?
Cảm giác về trạng thái bên trong của cơ thể (Nội cảm thụ) là một cách thức để mô tả nhận thức bên trong của cơ thể. Theo GS. Pearson, các hệ thống bên trong của chúng ta luôn luôn được theo dõi, giám sát. Tôi có nóng không? Tôi có lạnh không? Tôi có đói không? Tôi có cần đi tắm không? Và nếu bạn vui hay buồn, hay sợ hãi, cơ thể của bạn có thể đưa ra các dấu hiệu từ những phần vô thức của não bộ, và chúng có thể biểu lộ thông qua hiện tượng tức ngực hoặc cảm giác bất ổn ở bụng.
Điều thú vị là một số người có thể cảm thấy nhận thức nội cảm thụ nhiều hơn những người khác. Một vài người có thể chỉ cần ngồi và cảm nhận nhịp tim của bản thân, họ có thể sử dụng ngón tay để gõ được nhịp tim của mình, trong khi những người khác không thể làm điều này. Chúng ta có rất nhiều xúc cảm khác nhau đối với trạng thái bên trong cơ thể. Tuy nhiên, cho dù chúng ta có thể cảm nhận nội cảm thụ hay không, ý tưởng đưa ra ở đây là chúng ta cần tập cách sử dụng loại giác quan này.
Khi nào và khi nào thì không sử dụng trực giác
Nếu chúng ta huấn luyện AI dựa trên những thông tin thiên kiến, AI sẽ giữ nguyên tính chất thiên kiến trong bất kỳ một sản phẩm đầu ra nào của nó, và việc học tập của mỗi người cũng tương tự như vậy. GS.Pearson cho biết rằng có rất nhiều thiên kiến nhận thức và vô thức mà chúng ta cần quan tâm. Nếu chúng ta huấn luyện trực giác căn cứ trên những thông tin thiên kiến hoặc lỗi thời, trực giác của chúng ta sẽ biến mất.
Do những thành kiến vẫn luôn xuất hiện, trực giác thường được sử dụng trong cả thể thao lẫn kinh doanh. Thể thao thường được đặt trong áp lực về mặt thời gian và bạn cần phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng mà không có thời gian để nghĩ về các khả năng có thể xảy ra nữa. GS. Pearson cho rằng chúng ta đều biết các hành động thể chất đều có thể dẫn tới trạng thái vô thức, điều này làm cho thể thao trở thành một bối cảnh tuyệt vời để khai thác nguồn tài nguyên trực giác của mỗi người.
Tương tự như vậy, những người đóng vai trò quản lý, lãnh đạo vẫn thường phải đưa ra các quyết định nhanh chóng trong bối cảnh ít thông tin hoặc thông tin rất mơ hồ. Trong những tình huống đó, họ không đủ thời gian để có thể chờ đợi để có thêm thông tin và để suy nghĩ kỹ hơn. Họ cần phải quyết định ngay tại thời điểm đó và tiếp tục mọi việc. Do đó, trực giác trở nên rất hữu dụng trong những tình huống này.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024