Mối quan hệ giữa giấc ngủ, đồng hồ sinh học và sức khoẻ tâm thần
Bài báo được đăng trên tạp chí PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences) thuộc Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, trong đó cho thấy việc hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa giấc ngủ, nhịp sinh học (circadian rythm) với tình trạng sức khoẻ tâm thần có thể mở ra những phương pháp điều trị toàn diện nhằm giảm bớt nỗi đau mà các vấn đề về sức khoẻ tâm thần mang lại.
Theo TS. Sarah L. Chellappa (Đại học Southampton), rối loạn giấc ngủ là một quy tắc, thay vì là một ngoại lệ, trong các nhóm rối loạn tâm thần. Các hội chứng rối loạn giấc ngủ đã được hiểu một cách đầy đủ trong quá trình phát triển và duy trì các rối loạn tâm thần, tuy nhiên hiểu về rối loạn sinh học là một vấn đề vẫn còn sự chậm trễ.
TS. Chellappa cho biết điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ về cách thức những yếu tố này tương tác với nhau, từ đó phát triển và áp dụng các biện pháp can thiệp nhịp sinh học của giấc ngủ, hướng tới việc cải thiện các triệu chứng tâm thần của bệnh nhân.
Một nhóm các chuyên gia quốc tế từ Đại học Southampton, Kings College London, Đại học Stanford và các cơ sở giáo dục khác đã nghiên cứu những bằng chứng gần đây về các yếu tố liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học. Trong đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào độ tuổi thanh thiếu niên và người trẻ đang mắc các rối loạn về tâm thần. Đây được coi là độ tuổi gặp nguy cơ cao nhất với các hội chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần, đồng thời đây cũng là giai đoạn mà những rối loạn về giấc ngủ cũng như nhịp sinh học rất dễ xảy ra.
Mất ngủ kéo dài (insomnia) là một tình trạng phổ biến hơn ở những người gặp rối loạn sức khoẻ tâm thần so với phần còn lại của dân số. Tình trạng này diễn ra trong quá trình thuyên giảm, trong các cơn loạn tâm thần cấp tính, hay trong giai đoạn rối loạn tâm thần sớm-những giai đoạn mà chứng khó ngủ ảnh hưởng tới hơn một nửa số bệnh nhân. Khoảng 1/4 tới 1/3 người bị rối loạn tâm trạng đều mắc cả tình trạng mất ngủ kéo dài và ngủ quá nhiều. Điều này có nghĩa là người bệnh cảm thấy khó ngủ vào buổi đêm, nhưng lại rất buồn ngủ vào ban ngày. Tỷ lệ tương tự về việc mắc cả 2 tình trạng rối loạn giấc ngủ vừa đề cập cũng xuất hiện đối với nhóm người mắc rối loạn tâm thần.
Bên cạnh đó, một số ít nghiên cứu xem xét về rối loạn chu kỳ thức-ngủ (CRSWD-Circadian Rythm Sleep-Wake Disorders) cho thấy rằng 32% bệnh nhân rối loạn lưỡng đi ngủ và thức dậy trễ hơn so với bình thường-một trạng thái được khoa học gọi tên là Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (Delayed Sleep-Wake Phase Disorder). Các quá trình đồng hồ sinh học (Ví dụ: nhịp cortisol nội sinh) được ghi nhận là vận hành sớm hơn 7 tiếng trong giai đoạn hưng cảm và chậm 4-5 tiếng trong giai đoạn trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét các cơ chế có thể xuất hiện trong các rối loạn giấc ngủ-nhịp sinh học. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, những thay đổi về mặt thể trong cách chúng ta ngủ sẽ kết hợp cùng những thay đổi trong hành vi (ví dụ: thức dậy muộn hơn, ngủ ít hơn trong ngày đi học và ngủ nhiều hơn vào cuối tuần). TS. Nicholas Meyer cho biết sự đa dạng về thời lượng và thời điểm ngủ có thể dẫn tới sự không tương thích giữa đồng hồ sinh học và nhịp ngủ-thức của chúng ta. Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng các nguy cơ rối loạn giấc ngủ và các hệ luỵ về sức khoẻ tâm thần.
Các chuyên gia cũng nghiên cứu về vai trò của gene, mức độ tiếp xúc với ánh sáng, tính mềm dẻo thần kinh (neuroplasticity) và các yếu tố khác có thể liên quan. Những trường hợp mang tính di truyền về việc giảm mức độ hoạt động giữa giai đoạn nghỉ ngơi và thức sẽ có nhiều khả năng bị trầm cảm, mất ổn định về tâm trạng cũng như nhạy cảm hơn. Những khảo sát ở phạm vi toàn dân số cho thấy thời gian ở ngoài trời cũng có liên hệ tới khả năng mắc rối loạn về tâm trạng. Giấc ngủ được cho là đóng vai trò then chốt trong cách thức não bộ hình thành những kết nối thần kinh mới cũng như xử lý các ký ức cảm xúc của chúng ta.
Những phương pháp điều trị mới
TS. Renske Lok (Đại học Stanford) cho biết: "Tập trung vào các yếu tố nguy cơ đối với giấc ngủ và nhịp sinh học sẽ mang lại cơ hội phát triển các phương pháp trị liệu cũng như các công cụ đo lường và ngăn ngừa mới. Một số yếu tố đang được cân nhắc trên phạm vị toàn dân, bao gồm thời gian quy định đối với trường học và nơi làm việc, hoặc sự thay đổi trong không gian sinh sống và làm việc theo hướng tối ưu hoá thời gian tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời."
Liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ (CBT-I, Cognitive Behavioural Therapy for Insomnia) đã được đưa ra nhằm giảm bớt các triệu cưhgns lo âu, trầm cảm cũng như các triệu chứng chấn thương ở những người mắc PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương)
Đối với bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, liệu pháp ánh sáng (light therapy) được cho là hiệu quả so với placebo (phương pháp điều trị y tế không sử dụng các hoạt chất của thuốc để chữa bệnh mà dựa vào niềm tin của người bệnh). Sử dụng liệu pháp này cùng với thuốc sẽ hiệu quả hơn việc chỉ điều trị bằng thuốc. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy ánh sáng có tác dụng điều trị cả đối với trầm cảm sau sinh.
Thời điểm điều trị bằng thuốc, các bữa ăn và các bài tập thể dục đều có thể ảnh hưởng tới các giai đoạn của nhịp sinh học. Hấp thụ hormone melatonin vào buổi tối có thể giúp những bệnh nhân rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (DSWPD) chuyển đồng hồ sinh học của họ thành giấc ngủ thông thường, đồng thời có ảnh hưởng tốt đối với các rối loạn tâm thần kèm theo. Làm việc ca đêm có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ tâm thần, tuy nhiên ăn uống vào ban ngày (thay vì ban đêm) mới có thể giúp ngăn chặn sự sa sút về tâm trạng.
Nhóm tác giả cũng chỉ ra những biện pháp can thiệp nhiều thành phần và có tính đổi mới sáng tạo, như phương pháp Trans-C (Transdiagnostic Intervention for Sleep and Circadian Dysfunction). Phương pháp này kết hợp các mô đun giúp nhận diện các khía cạnh khác nhau của giấc ngủ và nhịp sinh học và nhóm vào một bộ khung sức khoẻ giấc ngủ để có thể áp dụng đối với nhiều hội chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần khác nhau.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024