Nghiên cứu mới đề xuất cách thức để các trường đại học lấy lại quyền kiểm soát hoạt động dạy học từ "tay" AI
Theo nghiên cứu mới của Đại học Charles Darwin (CDU-Australia) và Đại học Babes-Bolyai (Rumani), các trường đại học trên thế giới có thể áp dụng một số cách thức để chấp nhận và thích nghi với sự trỗi dậy của AI trong môi trường giáo dục đại học.
Nghiên cứu nhấn mạnh cách thức giáo dục bị kiểm soát bởi những mối liên kết vốn nghiêng về khả năng tiêu thụ (marketability) và kiểm soát dữ liệu hơn là những tiến bộ đầy ý nghĩa của các chính sách giáo dục và các giải pháp liên quan tới hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp dành cho các trường nhằm duy trì tính toàn vẹn học thuật trong thời đại của trí tuệ nhân tạo.
Các chuyên gia về AI của CDU và TS. Stefan Popenici cho biết AI có thể giúp nâng cao chất lượng dạy và học, tuy nhiên nó phải được sử dụng và thiết kế theo phương thức lấy người dạy và người học làm trung tâm.
Trường đại học nên tập trung nhiều hơn vào việc tìm ra các ý tưởng mới để sử dụng AI trong vấn đề tái thiết lập lại hoạt động dạy học. Những ý tưởng này cần theo hướng tiếp cận con người, phải có sự cân bằng, tinh tế đối với môi trường giáo dục bậc cao. Theo TS. Popenici, những lĩnh vực mà trường đại học cần tập trung nghiên cứu bao gồm an ninh và minh bạch dữ liệu, đầu tư các giải pháp công nghệ...
Tính minh bạch của AI và các công nghệ giáo dục cần được đảm bảo an toàn đối với tất cả sinh viên, trong đó phải có được sự đồng thuận chi tiết, công khai liên quan tới việc sử dụng AI trong nhà trường, đặc biệt đối với các hoạt động thu thập dữ liệu người học. Nhà trường cũng cần thu hút sự tham gia của những sinh viên nghiên cứu sau đại học của tất cả các chuyên ngành nhằm chiếm lại quyền kiểm soát trước những giải pháp công nghệ đang sử dụng.
Giải pháp AI cũng cần được sử dụng để nhận diện được tính phân cực của xã hội và nền kinh tế, của tính công bằng và học tập suốt đời. Trường đại học có thể lấy lại quyền kiểm soát từ AI, nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ AI gây ra cho tính toàn vẹn học thuật, tư duy phản biện và liêm chính học thuật.
TS. Popenici cho rằng giáo dục đại học đã bị mất đi một lượng đáng kể quyền lực trên phương diện đạo đức và tri thức để có thể kết nối các thực thể đơn lẻ cũng như các nền văn hoá, và để đánh đổi lấy sự vượt trội về thị trường và doanh thu.
Các trường đại học vẫn đang sở hữu các nguồn lực cả về cấu trúc lẫn tri thức để có thể xây dựng lại hình ảnh và chương trình làm việc độc lập căn cứ trên các tiêu chuẩn về đạo đức, nhằm hướng tới nền giáo dục bậc cao, xã hội dân sự và những giá trị dân chủ.
Sự phát triển của AI trong môi trường giáo dục đại học vẫn đang ở những giai đoạn đầu tiên, tuy nhiên thông qua việc đảm bảo tính minh bạch của những hệ thống này, của việc sử dụng dữ liệu một cách có trách nhiệm, với nhiệm vụ chăm sóc và hướng tới một tương lai có nguyên tắc và quy chuẩn, AI có thể trở thành một giải pháp cho hoạt động cải cách giáo dục, mang lại những lợi ích thiết thực cho sinh viên và cho xã hội.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024