Nghiên cứu mới về những thay đổi mà công nghệ số mang lại đối với trẻ mầm non
Đề tài ACODA (Australian Children of the Digital Age, tạm dịch: Trẻ em Australia thời đại kỹ thuật số) được công bố trong cuối tháng 10/2023 trong tuần lễ Quốc gia về trẻ em, sẽ tiến hành xem xét, nghiên cứu sự tương tác của trẻ em đối với các công nghệ số trong vòng 4 năm, với hơn 3000 gia đình ở Úc tham gia.
GS. Susan Danby (Trường Giáo dục mầm non và giáo dục hòa nhập, Đại học Công nghệ Queensland) cho biết công nghệ số đã và đang thay đổi trẻ thơ trên góc độ sức khỏe, giáo dục, hạnh phúc và các kết nối xã hội.
Theo GS. Danby, công nghệ số đang được sử dụng và truy cập bởi những đứa trẻ ở độ tuổi rất bé và việc sử dụng này đang gia tăng một cách nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra đối với các bậc phụ huynh và những người chăm sóc trẻ đó là: Sự xuất hiện của công nghệ số có ý nghĩa gì với những đứa trẻ của chúng ta?
GS. Daniel Johnson (Trường khoa học máy tính, ĐH Công nghệ Queensland) cho rằng hiện nay, chúng ta không có nhiều hiểu biết về cách thức trẻ em sử dụng công nghệ số, đồng thời vẫn còn nhiều lỗ hổng nghiên cứu liên quan tới vấn đề này.
Theo GS. Johnson, trẻ em đang sống trong thế giới số-nơi mà ranh giới giữa đời thực và cuộc sống ảo đang bị xóa nhòa một cách nhanh chóng. Nghiên cứu lần này sẽ góp phần cung cấp một bức tranh toàn cảnh thông qua việc nhận diện những lợi ích mà công nghệ mang lại cho các gia đình, đồng thời nhấn mạnh những mối lo ngại đặt ra cho chúng ta.
Công nghệ kỹ thuật số mang lại vô số cơ hội trong học tập và vui chơi, tuy nhiên nó cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em. Thông qua việc tập hợp dữ liệu từ 3000 hộ gia đình tại Úc, ACODA sẽ nhận diện được những điểm nóng cần phải phân tích và xem xét sâu hơn.
GS. Grace Sarra (Trường giáo dục mầm non và giáo dục hòa nhập, Đại học Công nghệ Queensland) cho biết tại Australia, rất nhiều trẻ em từ các cộng đồng khác nhau không được truy cập các công nghệ kỹ thuật số. Bên cạnh đó, việc truy cập và sử dụng những công nghệ này cũng có sự khác biệt căn cứ trên địa vị kinh tế-xã hội, giới tính, văn hóa, ngôn ngữ cũng như đặc điểm về độ tuổi của mỗi cá nhân và các cộng đồng.
GS. Sarra nhấn mạnh rằng những trẻ em không có cơ hội tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số sẽ đồng nghĩa với việc các bé bị bỏ lỡ các kết nối xã hội quan trọng cũng như mất đi các tiếp cận đối với kiến thức. Thông qua việc thu thập dữ liệu ở các cấp độ dân số khác nhau, ACODA sẽ đưa ra những lời khuyên dành cho các nhà làm chính sách về cách thức cũng như địa điểm mà việc truy cập này cần phải được cải thiện.
TS. Juliana Zabatiero (Đại học Curtin) cho rằng đang thiếu sự rõ ràng về vị trí, vai trò của các công nghệ số trong việc hỗ trợ trẻ em học tập và phát triển. Các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ cũng như các chuyên gia quan tâm tới trẻ em đang cho thấy những lo ngại ngày càng gia tăng về việc làm cách nào để hỗ trợ trẻ em thông qua việc sử dụng công nghệ số. TS. Zabatiero cho biết ACODA sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các gia đình cũng như các bé thông qua việc cung cấp những hiểu biết quan trọng về mối liên hệ giữa việc sử dụng công nghệ với những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của trẻ.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhận diện được không chỉ những trẻ đang đối diện với nguy cơ có kết quả kém, mà còn xác định được cách thức giảm bớt các tác động tiêu cực của việc sử dụng công nghệ.
Những vấn đề then chốt khác được ACODA chỉ ra bao gồm vấn đề công bằng, hoạt động truy cập và thiết bị kỹ thuật số. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn và những bất công liên quan tới việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số của trẻ.
Dự án ACODA sẽ tiến hành trong 4 năm. Năm đầu tiên, các gia đình có trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi được mời tham gia.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024