Nghiên cứu tiết lộ ảnh hưởng của chương trình thể thao đối với trẻ nhỏ trong việc đối đầu với bạo lực giới trẻ trong tương lai
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi thành phố London, đã phân tích và khám phá các chương trình chủ yếu dành cho trẻ từ 3-7 tuổi. Được dẫn dắt bởi TS. Holly Collison-Randall và GS. Aaron Smith (Đại học Loughborough), dưới sự uỷ thác của Bộ phận giảm thiểu bạo lực London (LVRU-London Violence Reduction Unit), hợp tác với Hội đồng London (GLA-Greater London Authority), kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh 6 điểm chính như sau:
- Mối quan hệ tin cậy với các huấn luyện viên (HLV) thể thao là phương thức chính đảm bảo cho sự thay đổi tích cực
- Vui chơi và hoạt động thể dục thể thao đều có thể mang lại kết quả tích cực trong những năm tháng đầu đời
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với các bên liên quan tại địa phương góp phần thúc đẩy tính bền vững và nâng cao sự ảnh hưởng
- Tương tác thường xuyên giữa các bên liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các mối quan hệ lâu dài
- Các mối quan hệ bền chặt giữa trẻ và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ làm gia tăng các yếu tố tích cực, đồng thời giảm bớt những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn lâu dài.
- Các khu vực an toàn ở địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình ngăn ngừa dành cho trẻ nhỏ trong đó lấy thể thao làm nền tảng.
Nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này đã chỉ ra một cách nhất quán rằng sức mạnh của thể thao được xem như một công cụ cho việc phòng chống tội phạm và góp phần làm giảm bớt nạn bạo lực. Tuy nhiên, ít nghiên cứu tiến hành xem xét những biện pháp can thiệp dành cho trẻ ở những năm tháng đầu đời.
Theo TS. Holly Collison-Randall (Giảng viên cao cấp, Viện Kinh doanh thể thao Loughborough London), đôi khi chúng ta có sự hợp tác với GLA và MOPAC (The Mayor's Office for Policing and Crime-Văn phòng Thị trưởng về chính sách và tội phạm) để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng và các giá trị của những biện pháp can thiệp dựa trên thể thao dành cho giới trẻ-những người vốn rất dễ bị tổn thương trong các trường hợp bạo lực và tội phạm.
Các biện pháp dự phòng thường xuyên tập trung vào các nhóm mục tiêu, trong đó được nhận diện bởi các khu vực có nguy cơ cao, nhận diện theo độ tuổi và khả năng dễ đối diện với các yếu tố nguy cơ. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ em (3-7 tuổi) không được tham gia chính thức vào hoạt động thể thao hoặc các chương trình ngăn ngừa dựa trên thể thao.
Có cơ hội để hiểu rõ hơn về giá trị của các biện pháp can thiệp trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan, sự tham gia với các bậc phụ huynh và những anh chị em của trẻ, và các nhà cung cấp dịch vụ cho thấy cơ hội thực sự đối với các sáng kiến dựa trên thể thao trong việc tạo ra những ảnh hưởng và các mối quan hệ lâu dài với những gia đình đang gặp nguy cơ từ tội phạm và bạo lực.
Việc thiết lập một mô hình thử nghiệm dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy sự ảnh hưởng của đề tài và mức độ cam kết của GLA trong việc nâng cao nội dung này trong khu vực. Nghiên cứu của Đại học Loughborough sử dụng phương pháp mạng lưới định tính 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên là xác định các hoạt động thể thao hoặc thể chất được cung cấp cho trẻ cũng như hướng tiếp cận sử dụng tương ứng.
Giai đoạn 2 xác định các bên liên quan chính sẽ vận hành trong giai đoạn đầu đời của trẻ, bao gồm những mối quan hệ hợp tác của họ và hệ sinh thái hỗ trợ giảm thiểu bạo lực mà họ cung cấp.
Giai đoạn 3 sử dụng các bài phỏng vấn để tiết lộ vai trò và những đóng góp của các bên liên quan trong chương trình, xác định các rào cản và những người trợ giúp để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, và dánh giá tính hiệu quả tổng thể của các chương trình.
Liona Bravo (nhân viên GLA) cho biết VRU và đội thể thao của GLA đã xác định được lỗ hổng trong dịch vụ can thiệp thể thao đối với trẻ nhỏ và thiếu sự hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực này. Do đó, nhóm rất kiên trì học hỏi thêm về cách thức truyền tải và sử dụng chương trình ở London cũng như ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp sớm trong vấn đề phòng chống bạo lực.
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, những đồng nghiệp tại Loughborough đã đưa ra 8 khuyến nghị như sau:
1. Căn cứ trên những kết qủa tiềm năng lâu dài của các biện pháp phòng chống sớm, quỹ tài trợ cho các chương trình cần được phân phối và duy trì trong những giai đoạn lâu dài để đạt được ảnh hưởng tốt nhất.
2. Các nhà tài trợ cần nhận diện được tầm quan trọng của các khu vực không gian địa phương trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ then chốt ở những cộng đồng nhỏ
3. Các nhà cung cấp chương trình thể thao liên quan tới hoạt động phòng chống sớm cần thu hút sự tham gia của phụ huynh và các nhân viên chăm sóc để có thể tuyển thêm và duy trì số lượng trẻ nhỏ trong chương trình
4. Người trẻ đã được tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực từ các chương trình phòng chống tại địa phương nên được hỗ trợ và huấn luyện như các HLV, đồng thời họ cần tình nguyện hỗ trợ việc truyền tải nội dung những chương trình này tới các nhóm trẻ ở độ tuổi thơ bé.
5. Các hoạt động của chương trình cần được thiết kế để hỗ trợ về mặt cảm xúc, thể chất, xã hội và nhận thức của đối tượng tham gia, đồng thời cân nhắc việc bổ sung thêm các yếu tố về vui chơi, các hoạt động thể chất và thể thao để đáp ứng sự phát triển của trẻ.
6. Các hoạt động của chương trình cần được thiết kế để có thể phản ánh được sự khác biệt về giới tính của trẻ và cân nhắc các hoạt động thể dục thể thao tương thích với xu hướng của các bé gái
7. Các chương trình phải được hỗ trợ để thiết lập và nuôi dưỡng những không gian thể thao an toàn cho các hoạt động phòng chống sớm. Điều này là một qua strinhf hợp tác bao gồm các nhân sự tại địa phương, các cơ sở giáo dục và cả những người trẻ trong cộng đồng
8. Các chương trình cần hướng tới việc tạo ra những cộng đồng thực hành nhằm nhóm các nhà cung cấp trong mảng phòng chống sớm lại với nhau, cùng chia sẽ những kinh nghiệm quý báu và mang tới những cơ hội tiếp nhận các khoản hỗ trợ và đầu tư
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024