Những đứa trẻ thích hay không thích điều gì ở trường học?
Tuy nhiên, liệu sự cần thiết, sự tốt đẹp mang tính nội tại cũng như bản chất bắt buộc của giáo dục nhà trường sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta nên bỏ qua những điều mà trẻ không thích khi tới trường hay không? Liệu chúng ta có nên cố gắng làm cho những điều đó trở nên dễ chịu, dễ chấp nhận hơn hay không?
Cảm xúc tích cực về nhà trường gắn liền với những biểu hiện như đi học đầy đủ hơn, điều chỉnh và quản lý lớp học tốt hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động ở lớp cũng như đạt thành tích học tập cao hơn. Học sinh không cần phải yêu thích trường học để có thể đạt được những điêu này. Thậm chí những học sinh yêu trường cũng sẽ không thích một số khía cạnh của trường học: những môn mà các em học không tốt, phải dậy sớm, thiếu các cửa hàng ăn vặt...
Đối với một số học sinh, cảm giác không thích trường học có thể mở rộng hơn-chúng không thích hầu hết mọi thứ về nhà trường. Một số có thể bỏ học, dẫn tới những hệ luỵ nghiêm trọng sau này trên khía cạnh về nghề nghiệp, an ninh tài chính cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, việc nhận ra những điều mà trẻ không thích về nhà trường cũng như lý do tại sao là rất quan trọng, giúp chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp để hạn chế vấn đề này.
Làm cách nào để nghiên cứu về cảm nhận không thích trường học
Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia đến từ đại học Wollongong đã khám phá mối liên hệ giữa việc yêu quý trường học và những yếu tố khiến học sinh có xu hướng ở lại hoặc rời khỏi nhà trường, bao gồm: sự hỗ trợ của thầy cô, sự kết nối với nhà trường, việc áp dụng hình phạt ở lại trường sau giờ học, đình chỉ học và đuổi học.
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu cách thức cải thiện môi trường học đường dựa trên góc nhìn của những học sinh không thích trường học. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1002 học sinh từ lớp 7 đến lớp 10 của 3 trường THCS. Đây là những khối lớp ghi nhận tỷ lệ đình chỉ học cao nhất và tỷ lệ ở lại trường thấp nhất.
Các nhà khoa học muốn biết rõ hơn về cảm nhận của học sinh đối với trường học và thầy cô, cũng như những trải nghiệm của các em về việc bị đình chỉ/đuổi học, đồng thời tìm hiểu sự khác biệt giữa những học sinh thích và không thích nhà trường.
Kết quả nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu cho thấy tin vui khi 2/3 học sinh tham gia đều cho biết các em thích trường học. Hầu hết phân nửa số này cho rằng các em vẫn luôn yêu quý nhà trường như hiện nay. Điều đáng lo lắng ở đây là 1/3 số học sinh trả lời rằng các em không thích nhà trường. Mặc dù tỷ lệ yêu thích trường học của học sinh khối lớp 7 là cao nhất, hầu hết các em cho thấy rằng cảm nhận không thích của mình ngay từ giai đoạn chuyển giao giữa tiểu học và THCS. Cảm xúc này dường như ngày càng tăng lên theo thời gian với số liệu cao nhất ghi nhận được ở học sinh khối 9. Đặc tính cảm xúc này cũng tương đồng với tỷ lệ đình chỉ học vốn tăng lên gấp đôi ở lớp 7 và đạt đỉnh cao nhất ở lớp 9.
Học sinh thích và không thích gì nhất?
Nhóm nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết về việc học sinh ở 2 nhóm sẽ thích và không thích những điều khác nhau về nhà trường. Điều này đã được chứng minh là đúng theo kết quả nghiên cứu. Trong khi "bạn bè" được xem là yếu tố được yêu thích nhất đối với cả 2 nhóm học sinh thì "học tập" là yếu tố được nhóm yêu thích lựa chọn. Nhóm không yêu thích nhà trường lựa chọn "giờ giải lao" là yếu tố được các em ưa thích nhất.
"Em thích nhất điều gì ở trường học?" [...] "Giờ giải lao. Vì lúc đó em có thể gặp bạn bè của mình"
Đối với câu hỏi về các khía cạnh ít được yêu thích nhất ở nhà trường, kết quả cũng tương tự như khi hỏi về những điều học sinh yêu thích. Tỷ lệ lớn các em không thích nhà trường sẽ lựa chọn bài tập, giáo viên, quy chế, nội quy là những yếu tố mà mình không thích nhất.
Những kết quả này tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đó đối với học sinh có tiền sử rối loạn thách thức chống đối với bài tập và giáo viên. Kết quả nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ thú vị giữa 2 nhóm này. Những học sinh cảm thấy khó khăn trong việc học tập thường bất đồng với giáo viên-những người có nhiệm vụ đảm bảo rằng học sinh phải hoàn thành công việc được giao.
Môi trường trung học được cho là đặc biệt khó khăn đối với những học sinh này bởi các em sẽ phải thông qua với nhiều giáo viên hơn, đồng thời các em cũng không giỏi trong việc giao tiếp và điều chỉnh để có thể đáp ứng các quy chế và kỳ vọng đa dạng ở bậc trung học.
Những học sinh bất đồng với giáo viên cũng có xu hướng trải qua các hình thức kỷ luật của nhà trường. Trong mẫu nghiên cứu của đại học Wollongong, không thích trường học cũng có mối liên hệ đáng kể tới việc nhận các hình thức kỷ luật như đình chỉ, đuổi học hoặc ở lại trường sau giờ học trong vòng 12 tháng gần nhất. 41% những học sinh thuộc nhóm "không thích" đang bị đình chỉ học (so với 14% của nhóm "thích")
Phân tích của các chuyên gia cũng cho thấy sự khác biệt lớn trong hoạt động đánh giá của học sinh đối với sự hỗ trợ của giáo viên. Chỉ mục được cả 2 nhóm học sinh đồng thuận với tỷ lệ cao nhất đó là: "Giáo viên của tôi luôn muốn tôi cố gắng hết sức". Chỉ mục có tỷ lệ thấp nhất là: "Giáo viên dành thời gian cho tôi". Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 nhóm là ở chỉ mục: "Giáo viên lắng nghe tôi"
Nhà trường có thể làm gì?
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có thể được cải thiện và các nhà giáo dục không phải chờ đợi sự vào cuộc của Chính phủ. Trước hết, lãnh đạo nhà trường đơn giản là cần phải thực thi sự thay đổi toàn diện lấy học sinh làm trung tâm, nhận diện được những vấn đề trên góc nhìn của người học, đặc biệt là những em không thích trường học.
Đối với chính sách của Chính phủ, kết quản nghiên cứu đã đề xuất một vấn đề có thể được cân nhắc. Bang Queensland đã chuyển khối 7 từ nhóm tiểu học sang nhóm THCS từ năm 2015, giúp cho việc hỗ trợ học sinh được tốt hơn trong giai đoạn đầu của bậc trung học. Sự hỗ trợ này bao gồm mô hình một giáo viên chính, trong đó giáo viên sẽ phụ trách cùng nhóm học sinh ở tất cả các môn học, góp phần giảm bớt số lượng giáo viên mà học sinh phải làm việc cùng. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo ra những khu vực vui chơi dành cho học sinh khối lớp này, giúp các em giảm bớt căng thẳng và áp lực.
Kết quả nghiên cứu ở 3 trường THCS tại bang Queensland cho thấy rằng những đề xuất này có thể thành công đối với ít nhất 2/3 học sinh khối 7.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024