Những rào cản đối với chứng rối loạn ăn uống
Các chuyên gia từ Đại học Flinders đã tiến hành khảo sát và phát hiện ra rằng "từ chối bản thân" là một trong những rào cản chính đối với người trẻ dưới 25 tuổi trong việc thực hiện chương trình can thiệp sớm đối với hội chứng rối loạn ăn uống, mặc dù mô hình chăm sóc sức khoẻ này mang lại những kết quả tốt đối với những cá nhân đang tìm kiếm sự trợ giúp cho chứng bệnh của bản thân.
Chương trình nghiên cứu được thực hiện tại 2 khu vực có tình trạng kinh tế xã hội thấp là phía bắc và phía nam Adelaide. Theo phản hồi từ những người tham gia trong chương trình cho thấy 1 trong những trở ngại đầu tiên đó là sự từ chối của cá nhân trong việc thừa nhận rằng mình mắc hội chứng rối loạn ăn uống.
TS. Marcela Radunz (Nhà nghiên cứu tâm lý và công tác xã hội, Trường ĐH Giáo dục) cho biết nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rào cản chính được nhận diện ở những người tham gia đó là việc họ cho rằng tình trạng của bản thân chưa xấu tới mức phải cần tới sự trợ giúp hay can thiệp.
Trên thực tế, căn cứ trên những nghiên cứu trước đây, các chuyên gia thấy rằng những triệu chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng có sự liên hệ với việc không thừa nhận chứng bệnh và việc từ chối nhận sự trợ giúp của mỗi cá nhân.
Do đó, các chuyên gia đề xuất rằng các chương trình can thiệp sớm đối với vấn đề rối loạn ăn uống cần phải được đưa vào danh mục chăm sóc sức khoẻ chính, nơi mỗi cá nhân bị rối loạn ăn uống không bị yêu cầu phải có sự giới thiệu của bác sĩ. Điều này có thể giúp phát triển nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ sớm hơn, đồng thời góp phần nâng cao tính sẵn sàng của mỗi cá nhân trong việc thừa nhận và tiếp nhận sự trợ giúp.
80 người tham gia khảo sát đã bắt đầu chương trình Emerge-ED trong giai đoạn 2020-2022. Rào cản lớn nhất mà họ chỉ ra đó là vấn đề về niềm tin-niềm tin rằng vấn đề của họ vẫn ổn, vẫn chưa đủ xấu để can thiệp.
Trở ngại đối với việc điều trị tại những khu vực dân số có tình hình kinh tế-xã hội thấp bao gồm vấn đề an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng thấp, vấn đề sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích, sức khoẻ tâm thần, các loại bệnh khác và thiếu mạng lưới hỗ trợ đối với các gia đình và với người trẻ tuổi. Những vấn đề khác về ăn uống như rối loạn ăn uống quá đà/vô độ và rối loạn hấp thụ thực phẩm do né tránh/hạn chế (ARFID-Avoidance/Restrictive Food Intake Disorder) không thuộc phạm vi của chương trình điều trị.
Theo GS. Tracey Wade (GS Tâm lý học, đồng tác giả nghiên cứu), bất chấp các vấn đề được đề cập ở trên, những hành vi rối loạn ăn uống vẫn tiếp tục gia tăng. do đó các chương trình và mô hình can thiệp sớm càng cho thấy được tầm quan trọng trong bối cảnh chăm sóc sức khoẻ, góp phần hỗ trợ tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng hơn sự phổ biến của các hội chứng rối loạn ăn uống, trở thành căn bệnh có tỷ lệ tử vọng lớn nhất trong số các chứng bệnh về tâm thần. Do đó các chương trình can thiệp sớm là một yếu tố rất quan trọng bởi khả năng chủ động rà soát, phát hiện và cung cấp phương pháp trị liệu hiệu quả và nhanh chóng cho bệnh nhân.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 5.7% phụ nữ và 2.2% nam giới mắc hội chứng rối loạn ăn uống, trở thành một thách thức thực sự đối với sức khoẻ cộng đồng và các tổ chức cá nhân tham gia vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
GS. Wade cho rằng sự phổ biến của chứng bệnh rối loạn ăn uống ở người trẻ đã gia tăng lên 15% kể từ khi đại dịch xuất hiện, dẫn tới việc nhu cầu điều trị rối loạn ăn uống tăng lên gấp 3 lần so với trước đây.
Trong khi đó, tại Adelaide, chương trình điều trị rối loạn ăn uống hiện nay đang trong quá trình thử nghiệm nhằm giúp người bệnh vượt qua tâm lý tự chối bỏ và khuyến khích việc cân bằng dinh dưỡng, giới thiệu những kỹ năng làm giảm bớt căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Kết quả sơ bộ của chương trình thử nghiệm cho thấy 43% người tham gia đã giảm bớt những hạn chế trong chế độ ăn uống xuống 30%. Điều này có nghĩa rằng các biện pháp can thiệp như thế này có thể mang lại cho cá nhân sự khởi đầu nhanh hơn và họ có thể sẽ chỉ cần điều trị ít hơn
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024