Những yếu tố làm gia tăng quá trình lão hoá não bộ
Các nhà nghiên cứu trước đó đã nhận diện được một "điểm yếu" trong não bộ. Đây là một mạng lưới chi tiết các khu vực bậc cao vốn không chỉ phát triển trong giai đoạn thanh thiếu niên, mà còn xuất hiện trong sự lão hoá ở tuổi già. Họ cho rằng mạng lưới não bộ này cũng dễ bị tổn thương và dẫn tới bệnh Alzheimer và tâm thần phân liệt (Schizophrenia)
Kết quả của đề tài được công bố trên tạp chí Nature Communications, trong đó nghiên cứu những ảnh hưởng mang tính gene di truyền và có thể sửa đổi này tới các khu vực mong manh của não bộ, thông qua việc scan sọ não của 40.000 tuổi từ 45 trở lên.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 161 yếu tố dẫn tới chứng sa sút trí tuệ (dimentia), xếp hạng mức độ ảnh hưởng của chúng tới mạng lưới dễ bị tổn thương của não bộ, vượt trên những ảnh hưởng tự nhiên của tuổi tác. Họ tiến hành phân loại những yếu tố nguy cơ "có thể sửa đổi" này. Các yếu tố này có thể sửa đổi bởi chúng có khả năng thay đổi trong các giai đoạn của cuộc sống để giảm bớt nguy cơ sa sút trí tuệ. Các nhà nghiên cứu đã chia thành 15 nhóm lớn bao gồm: huyết áp, cholesterol, tiểu đường, cân nặng, tiêu thụ đồ uống có cồn, hút thuốc, trầm cảm, tình trạng viêm, ô nhiễm, thính giác, giấc ngủ, xã hội hoá, ăn kiêng, hoạt động thể chất, giáo dục.
Theo GS. Gwenaëlle Douaud, mạng lưới các khu vực trong não bộ sẽ bị thoái hoá sớm theo tuổi tác, và trong nghiên cứu lần này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phần đặc trưng của này của não bộ dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của bệnh tiểu đường, ô nhiễm không khí do giao thông và chất cồn. Và tất cả những yếu tố này được cho là nguyên nhân chính dẫn tới chứng sa sút trí tuệ.
GS. Lloyd Elliott (ĐH Simon Fraser, Canada) cũng đồng tình với GS. Douaud. Trên thực tế, 2 trong 7 kết quả nghiên cứu liên quan tới gene được xác định ở trong khu vực đặc biệt này, và có chứa gene của nhóm máu XG và khu vực này rất không điển hình bởi nó được chia sẻ bởi cả nhiễm sắc thể X và Y. Điều này thực sự thú vị bởi nhóm nghiên cứu không biết nhiều về những phần này của bộ gene. GS. Elliott cho rằng việc khám phá sâu hơn đối với vùng đất di truyền vốn chưa được khai phá này sẽ mang lại rất nhiều thông tin và lợi ích.
GS. Anderson Winkler (Viện sức khoẻ quốc gia, ĐH Texas Rio Grande Valley) cho rằng điều khiến cho đề tài nghiên cứu này trở nên đặc biệt đó là việc khám phá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố có thể thay đổi thông qua sự xem xét khi đặt chúng cạnh nhau, từ đó đánh giá được kết quả lão hoá của các khu vực mong manh trong não bộ. Đây được coi là một hướng tiếp cận toàn diện và khoa học để có thể tìm ra được 3 yếu tố gây hại nhất: tiểu đường, ô nhiễm không khí và đồ uống có cồn.
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ về những yếu tố nguy cơ nhất đối với chứng sa sút trí tuệ, cung cấp những thông tin khoa học hữu ích cho việc ngăn chặn cũng như đưa ra các chiến lược can thiệp trong tương lai
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024