Rối loạn lưỡng cực diễn ra khác nhau ở những người mắc hội chứng này
Hãy thử tưởng tượng việc bạn hoặc những người quen biết của bạn được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực, và một loại thuốc được điều trị được kê đơn, tuy nhiên bạn lại được nghe nói tới một loại khác tốt hơn. Vậy bước tiếp theo của bạn sẽ là gì? Bạn có tìm kiếm thêm các bằng chứng hay không? Và nếu có, loại minh chứng nào bạn sẽ cân nhắc khi tìm kiếm?
Khoảng 2% người trưởng thành mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực. Nó có thể gây ra mức độ ảnh hưởng lớn, dẫn tới các rủi ro liên quan tới hành động tự tử cũng như đã tồn tại dai dẳng trong hàng thập kỷ vừa qua. Các lựa chọn để quản lý hội chứng này rất đa dạng, và nếu bạn tìm kiếm thông tin trên mạng, bạn sẽ dễ bị rơi vào trạng thái quá tải bởi rất nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau liên quan tới những minh chứng thu thập được từ các cuộc thử nghiệm.
Một số loại dược phẩm có thể rất hữu dụng trong việc ổn định lại trạng thái cảm xúc, tuy nhiên chúng cũng có thể có tác dụng phụ kèm theo. Một số loại thuốc nhất định có thể mang lại tác dụng đối với một số kiểu rối loạn lưỡng cực nhất định, tuy nhiên điều quan trọng là bạn có xác định được loại rối loạn lưỡng cực mà mình mắc phải hay không.
Các chuyên gia lâm sàng (bao gồm các nhà tâm lý học) thường dựa trên các hướng dẫn được công nhận bởi các tổ chức chuyên ngành để đánh giá các bằng chứng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, có rất ít sự tán thành giữa những hướng dẫn hiện nay. Một hướng tiếp cận mới là cần thiết nhằm nhấn mạnh vào tính hiệu quả của "thế giới thực" cũng như tôn trọng những quan sát, góc nhìn của các bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực.
Hai loại rối loạn lưỡng cực
Quay trở lại với thời đại của Hippocrates, chứng rối loạn lưỡng cực đã được biết tới trong cộng đồng y học. Hội chứng này thường được biết tới với tên gọi là bệnh tâm thần trầm cảm (manic-depressive psychosis), và được xếp vào nhóm rối loạn lưỡng cực loại I. Giữa thập niên 90, rối loạn lưỡng cực loại II được nhận diện. Mặc dù loại thứ 2 này vẫn luôn luôn xuất hiện, nó lại được nhìn nhận như là một phong cách cá nhân, và được dán nhãn là rối loạn tâm trạng (cyclothymia)
Cả 2 loại rối loạn lưỡng cực đều gắn liền với sự thay đổi về mặt cảm xúc. Khi cảm xúc dâng cao, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy hưng phấn. Họ nói nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn và ít ngủ hơn mà không thấy mệt mỏi. Họ cũng có thể trải nghiệm nhu cầu tình dục cao hơn, cảm thấy tràn đầy sự sáng tạo hoặc cảm giác bulletproof (tạm dịch: chống đạn) mỗi khi đón nhận nhiều hiểm nguy hơn. Trạng thái căng thẳng dường như cũng tan biến trong trường hợp này.
Khi cảm xúc hạ thấp, căng thẳng ập tới như một màn sương bao phủ. Những người bị ảnh hưởng có thể nằm trên giường trong nhiều ngày trong trạng thái thiếu năng lượng. Họ không còn cảm xúc vui thú với bất kỳ điều gì trong cuộc sống. Cảm giác u ám và sự vật lộn làm suy giảm khả năng nhận thức của họ. Họ cũng có nguy cơ cao tìm tới lựa chọn tự sát.
Đặc trưng nổi bật giữa 2 trạng thái rối loạn lưỡng cực này chính là sự hiện diện của các yếu tố mang tính tâm thần (ảo giác và/hoặc điên cuồng) ở các bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực loại I.
Phương pháp điều trị hiện nay
Thuốc là phương pháp chính để điều trị hội chứng rối loạn lưỡng cực.
John Cade (nhà tâm lý học tại Melbourne) đã phát hiện ra tính hiệu quả của lithium trong việc điều trị hưng-trầm cảm năm 1949. Nghiên cứu này có tính khởi đầu trong thời kỳ xuất hiện của hóa dược tâm thần (psychopharmacology).
Lĩnh vực bệnh học tâm thần có thể tự hào là một bộ môn khoa học chuyên ngành hoạt động dựa trên các bằng chứng. Bác sỹ thường đề cập tới các hướng dẫn dựa trên kết quả nghiên cứu để xác định phương thuốc tốt nhất nhằm giúp ổn định chứng rối loạn lưỡng cực. Các lựa chọn điều trị bao gồm lithium, thuốc chống co giật (anti-epileptic drug), thuốc chống rối loạn thần kinh (antipsychotic drug) và thuốc chống trầm cảm (antidepressant). Trong khi hầu hết các hướng dẫn đánh giá cao lithium đối với cả 2 loại rối loạn lưỡng cao, các nhà nghiên cứu vẫn nghiêng về việc sử dụng lithium cho rối loạn loại I, và thuốc chống co giật lamotrigine cho rối loạn loại II.
Các bằng chứng không phải là tất cả
Năm 2017, nghiên cứu đã xem xét 11 bản hướng dẫn được công bố bởi các tổ chức chuyên ngành. Tất cả hướng dẫn này đều dựa trên bằng chứng (evidence-based), tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có rất ít sự đồng thuận giữa những tài liệu này, dẫn tới việc dấy lên các câu hỏi liên quan tới tính chính xác nghiên cứu (validity) của các hướng dẫn này. Những hướng dẫn mới vẫn tiếp tục được công bố, tuy nhiên xu hướng không thống nhất vẫn tồn tại.
Việc kiểm tra, đánh giá các dữ liệu minh chứng về tâm lý học thực sự khó khăn. Đối với những thử nghiệm y học, hoạt động điều trị được thí nghiệm và so sánh với những phương pháp khác đang được sử dụng, và/hoặc với một nhóm đối chứng (placebo). Kết quả từ những cuộc thử nghiệm đa dạng này được tổng hợp và so sánh các ảnh hưởng mà chúng mang lại.
Tuy nhiên, cách thức người tham gia nghiên cứu được lựa chọn vào các đợt thử nghiệm cũng là một vấn đề. Việc tuyển chọn nhìn chung là rất khó khăn đối với những người mắc các triệu chứng nhẹ, những người không mắc cả 2 loại rối loạn lưỡng cực đồng thời, hoặc những người sử dụng hạn chế các loại thuốc điều trị. Những người tham giá có thể đăng ký để sử dụng thuốc miễn phí và điều này có thể ảnh hưởng tới động lực cũng như những gì mà họ báo cáo. Cuối cùng, những quan sát của các bác sỹ thường khác biệt hẳn so với quan sát của các bệnh nhân trên phương diện công dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc được kê đơn.
Do đó, hiện nay đang có sự tranh luận mạnh mẽ về việc đưa ra những nghiên cứu "thế giới thực" trong đó ưu tiên các góc nhìn của bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực, thay vì đánh giá các loại thuốc thông qua các thử nghiệm lâm sàng cũng như những người đánh giá ngoài.
Các tác dụng phụ
Bên cạnh việc đánh giá tính hiệu quả của thuốc, chúng ta cũng cần đánh giá tác dụng phụ của chúng. Ví dụ, lithium có thể là một phương thuốc đúng đối với một số bệnh nhân rối loạn lưỡng cực và nó thường được kiến nghị trong các bản hướng dẫn lâm sàng. Tuy nhiên, lithium vẫn có một số tác dụng phụ.
Năm 2021, một nghiên cứu hiệu lực (efficacy study) đã so sánh lithium và lamotrigine trong một nhóm nhỏ các bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực loại II. Đối với 28 bệnh nhân hoàn thành hoạt động nghiên cứu, lợi ích của 2 loại thuốc này là tương tự nhau. Tuy nhiên, 50% số người sử dụng lithium có triệu chứng suy giảm nhận thức đặc biệt (distinctive cognitive impairment) và đây cũng là tác dụng phụ của thuốc đối với lý trí và suy nghĩ của họ.
Điều này là một điều đáng lo ngại bởi rối loạn lưỡng cực thường được biểu hiện một cách thái quá ở những người sáng tạo và những người thành công. Từ những quan sát lâm sàng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng lithium không phải là lựa chọn tối ưu nhất đối với rối loạn lưỡng cực loại II, và trưởng nhóm nghiên cứu đã quan sát trong một thời gian dài và thấy rằng loại thuốc này tác động tiêu cực về mặt nhận thức đối với bệnh nhân rối loạn lưỡng cực loại II.
Nhiều loại thuốc chống rối loạn thần kinh được chỉ định trong các tài liệu hướng dẫn cũng có các tác dụng phụ, bao gồm tăng cân và tiểu đường. Những người ổn định khi điều trị các loại thuốc này mà không thấy tác dụng phụ thì không được coi là đáng báo động. Tuy nhiên, những rủi ro này góp phần thúc đẩy những liệu pháp điều trị theo từng cá nhân (tailored treatment) dựa vào các chi phí và tác dụng thực tế hơn.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024