Sức mạnh của thiên nhiên trong việc ứng phó với tính trạng cô đơn và cách ly xã hội ở những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội
Các nhà khoa học của Đại học RMIT đang khám phá cách thức chúng ta tương tác với thiên nhiên có thể giúp cải thiện các mối quan hệ và giảm thiểu cảm giác cách ly khỏi xã hội như thế nào, đặc biệt đối với những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
GS. Katherine Johnson, GS. Sarah Bekessy, TS. Nerkez Opacin và TS. Nicholas HIll đã. phối hợp với tổ chức Many Coloured Sky tại Melbourne để nghiên cứu thí điểm một chuỗi các hoạt động liên quan tới thiên nhiên trên nhóm người tị nạn thuộc cộng đồng LGBTIQA+. Nghiên cứu thử nghiệm tại Melbourne là 1 trong 6 hoạt động của dự án RECETAS (Tạm dịch: Hình dung lại môi trường kết nối và gắn kết: Các hoạt động thử nghiệm kết nối xã hội trong thế giới tự nhiên) với sự tham gia của RMIT châu Âu. Hội đồng nghiên cứu y khoa và sức khoẻ quốc gia (NHMRC) của Australia và châu Âu là những đơn vị tài trợ cho dự án này, trong đó tập trung vào các hoạt động kết nối xã hội dựa trên nền tảng thiên nhiên, chú trọng các hoạt động phát triển mối liên hệ với thiên nhiên, từ đó củng cố cấu trúc xã hội, cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người dân.
Ghi chú: LGBTIQA+ tượng trưng cho đồng tính nữ, đồng tính nam, người song tính, chuyển giới, liên giới tính,queer/questioning, vô tính và nhiều cụm từ khác
Bị bỏ lại phái sau và gặp nhiều khó khăn trong hành trình chạm chân tới nước Úc đã khiến cho những cá nhân này gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tâm thần, với những cảm giác mất kết nối rất phổ biến ở những người dễ bị tổn thương.
Theo GS. Sarah Bekessy, rất nhiều người trong số chúng ta đã từng được trải nghiệm những ảnh hưởng tích cực mà thiên nhiên mang lại đối với cảm xúc cũng như thể chất. Trong dự án lần này, các nhà khoa học đang xem xét việc đắm chìm trong môi trường thiên nhiên đối với những người có xuất thân và địa vị tương tự nhau sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào tới sức khoẻ tâm thần của họ. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế thông qua các hoạt động thăm quan các địa điểm thiên nhiên ở khu vực Melbourne trong một vài tuần.
TS. Nerkez Opacin cho biết nghiên cứu này đã đưa mọi người tới với nhau, đặc biệt họ chưa từng gặp mặt nhau lần nào và đều có sự khác biệt cơ bản về niềm tin, tôn giáo cũng như nền tảng văn hoá. Trước khi hoạt động thăm quan bắt đầu, các nhà nghiên cứu đều tiến hành thảo luận theo nhóm và khích lệ sự tương tác xã hội giữa những người tham gia. Thông qua đó, các chuyên gia có thể đánh giá được mối quan hệ giữa người tham gia với môi trường thiên nhiên, từ đó có thể đo lường được ảnh hưởng của chương trình tới cảm xúc cô đơn, kết nối và chất lượng cuộc sống của họ.
Nhóm tác giả nhận thấy rằng rất nhiều nhóm thực sự ít kết nối với thiên nhiên kể từ khi rời khỏi quê hương để tới Úc. Thông qua các hoạt động, các nhà khoa học không chỉ thấy được sợi dây kết nối giữa người tham gia và thiên nhiên đang hình thành, mà còn thấy được mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên gần gũi hơn, kiến tạo được nhiều mối quan hệ mới hơn trong cộng đồng này.
Đối với các nhà nghiên cứu, khía cạnh xã hội này và khái niệm kiến tạo một không gian an toàn cũng quan trọng như việc quan sát những ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên tới những người tham gia-những người phải rời bỏ quê nhà của mình để bắt đầu một cuộc sống mới.
Những nhân viên điều phối của tổ chức Many Coloured Sky đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin đối với nhóm người này để có thể tham gia vào dự án nghiên cứu, bắt đầu chia sẻ nhiều hơn về những thách thức, khó khăn mà họ phải đối diện.
TS. Opacin cho biết có rất nhiều vấn đề liên quan tới chấn thương tâm lý với người dân, do đó chúng ta phải hành động một cách nhanh nhạy, đồng cảm với những câu chuyện và hoàn cảnh đã tác động tới cuộc đời họ theo những cách khác nhau.
Những vấn đề về sức khoẻ tâm thần như căng thẳng, trầm cảm có thể ảnh hưởng tới động lực để chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách bình thường. Thông qua nghiên cứu thử nghiệm, chúng ta đã thấy được sự thay đổi tích cực và mỗi một cá nhân bắt đầu chia sẻ câu chuyện của họ với người khác. Trên thực tế, có thể nhận thấy nhóm tham gia đang phát triển sự kết nối lẫn niềm tin của bản thân với những người xung quanh.
Những hoạt động đơn giản như ngắm nhìn cảnh biển, lắng nghe tiếng chim hót cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng hồi hộp, căng thẳng, giúp người tham gia cảm thấy giảm bớt gánh nặng hơn đối với những vấn đề khó khăn của họ.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024