Thời gian tiếp xúc màn hình thiết bị điện tử đang thay thế những cơ hội ngôn ngữ quan trọng đối với trẻ
Nghiên cứu mới được dẫn dắt bởi TS. Mary Brushe (Chuyên viên nghiên cứu cao cấp từ Viện nghiên cứu trẻ em Telethon và Đại học Adelaide), đã tiến hành đánh giá 220 hộ gia đình tại Australia trong hơn 2.5 năm nhằm đo lường mối quan hệ giữa thời gian tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử (sau đây gọi tắt là màn hình) và môi trường ngôn ngữ của trẻ.
Tác giả tiến hành xem xét việc sử dụng các thiết bị điện tử như giống như đồng hồ Fibit để đo lường lượng nhiễu điện tử và cuộc nói chuyện giữa bố mẹ với trẻ trong độ tuổi 12-36 tháng. Nhiễu điện tử bao gồm sóng nhiễu từ màn hình thiết bị của bố mẹ hoặc của trẻ.
Thiết bị này được trẻ đeo trong 16 tiếng và ở những thời điểm khác nhau (khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 12, 18, 24, 30 và 36). Thiết bị sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói LENA nhằm khám phá số lượng từ mà người lớn sử dụng, lượng từ mà trẻ phát âm và sự tương tác giữa bố mẹ với trẻ trong giai đoạn nghiên cứu.
Trong tất cả các thời điểm, các nhà nghiên cứu đã mã hoá hơn 7000 giờ âm thanh (audio) để tính toán lượng thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình thay vì những kiểu nhiễu điện tử khác.
Theo TS. Brushe, nhóm nghiên cứu muốn hiểu thêm về dung lượng thời gian trẻ tiếp xúc màn hình trong những năm tháng đầu đời và liệu rằng điều này có gây trở ngại với lượng ngôn ngữ mà trẻ nghe thấy hay nói ra khi ở nhà hay không.
TS. Brushe cho biết thời lượng phát âm và tương tác của trẻ là rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ, và việc tiếp xúc nhiều với màn hình sẽ khiến trẻ bị mất đi cơ hội quý giá này. Công bố của nhóm trên tạp chí JAMA cho thấy rằng trong giai đoạn đầu đời, trẻ càng tiếp xúc nhiều với màn hình thì tương tác giữa bố mẹ với trẻ càng ít
Kết quả nghiên cứu của nhóm cũng góp phần củng cố cho khái niệm "technoference" (interference of technology - sự gián đoán do công nghệ gây ra) vốn đang là một vấn đề thực sự đối với các hộ gia đình tại Australia. Trong vấn đề này, thời gian tiếp xúc màn hình của trẻ đã làm gián đoạn cơ hội nói chuyện và tương tác với môi trường gia đình của mình. Tình trạng này càng đáng lo ngại hơn khi trẻ bước sang tuổi thứ 3, trong đó với chỉ 1 phút tiếp xúc màn hình, trẻ sẽ tiếp nhận ít hơn 7 từ mà người lớn nói, phát âm ít hơn 5 từ và giảm 1 tương tác với người trong gia đình.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với những trẻ đến từ hộ gia đình đang tuân thủ theo khuyến nghị về thời gian tiếp xúc màn hình của WHO (1h/ngày đối vởi trẻ 36 tháng), các bé có thể sẽ bị bỏ lỡ 397 từ của người lớn, 68 lượt trò chuyện cũng như 294 lượt phát âm mỗi ngày. Dựa trên thời gian tiếp xúc màn hình trung bình trên thực tế của trẻ 36 tháng (172 phút hoặc dưới 3 tiếng), các bé có thể đang bị bỏ lỡ lên tới 1139 từ của người lớn, 843 lượt phát âm và 194 lượt trò chuyện mỗi ngày.
Điều thú vị ở đây là nghiên cứu lần này không ghi nhận thời gian sử dụng điện thoại của bố mẹ trước mặt các bé. Các thiết bị nghiên cứu chỉ ghi nhận nhiễu từ thời gian tiếp xúc màn hình của trẻ bao gồm xem TV, video hoặc chơi game. Nhóm tác giả cũng có thể đang đánh giá thấp lượng thời gian sử dụng màn hình bởi họ không thể ghi nhận các hoạt động liên quan tới tiếp xúc màn hình của các ông bố bà mẹ, trong đó bao gồm đọc email, soạn thảo văn bản hoặc lướt web, sử dụng mạng xã hội
Những gia đình tham gia vào nghiên cứu không được biết về thời gian đo lường dung lượng tiếp xúc màn hình. Phân tích này được tiến hành theo phương thức hồi cố, sau khi nhận được sự đồng thuận của các gia đình. Điều này có nghĩa là nhóm nghiên cứu đã có được góc nhìn thực tế hơn về thời gian tiếp xúc màn hình của trẻ bởi các bậc phụ huynh vẫn giữ nguyên thói quen sử dụng thiết bị hằng ngày của mình.
TS. Brushe cho rằng khi việc tiếp xúc với màn hình trở thành một phần quen thuộc trong đời sống hằng ngày của hầu hết mỗi người, vẫn còn những cách thức để có thể giảm bớt ảnh hưởng tiềm ẩn đối với trẻ. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình cần phải nghĩ về những gì mà các bé có thể bỏ lỡ khi họ quyết định lựa chọn việc bật màn hình lên. Tuy nhiên, họ cũng có thể lựa chọn hình thức tương tác và xem màn hình song song như là một cách để giảm bớt gánh nặng của việc tiếp xúc màn hình hoặc chủ động trò chuyện cùng bé khi màn hình đang bật sáng.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024