Thôi miên và thiền định
Thôi miên
hôi miên là một trạng thái tập trung và chú ý cao độ, giảm thiểu nhất các kích thích từ bên ngoài. Trong môi trường điều trị, người ta có thể làm cho cá nhân thư giãn và đưa ra những lời gợi ý để thay đổi nhận thức của cá nhân ấy. Thuật thôi miên cũng đã được sử dụng để lấy thông tin được cho là bị chôn sâu trong trí nhớ của ai đó. Đối với những cá nhân đặc biệt cởi mở với sức mạnh của những lời gợi ý, thôi miên có thể chứng minh là một kỹ thuật rất hiệu quả và các nghiên cứu hình ảnh não đã chứng minh rằng trạng thái thôi miên có liên quan đến những thay đổi toàn thể trong hoạt động của não bộ (Del Casale và cộng sự, 2012; Guldenmund, Vanhaudenhuyse, Boly, Laureys, & Soddu, 2012).
Trong quá khứ, trạng thái thôi miên bị nghi ngờ vì sự miêu tả của nó trên các phương tiện phổ biến truyền thông và giải trí. Do đó, điều quan trọng phải phân biệt giữa thôi miên như một phương pháp trị liệu dựa trên kinh nghiệm so với những gì mà những bộ phim giải trí thể hiện. Trái với suy nghĩ của nhiều người, những người trải qua thôi miên thường có ký ức rõ ràng về trải nghiệm thôi miên và kiểm soát được hành vi của chính họ. Mặc dù thôi miên có thể hữu ích trong việc tăng cường trí nhớ hoặc một kỹ năng, những cải tiến song như vậy vẫn rất khiêm tốn về bản chất (Raz, 2011).
Chính xác thì một nhà thôi miên đưa người tham gia đạt được trạng thái thôi miên bằng cách nào? Dù có nhiều biến thể, có bốn phần xuất hiện trong việc đưa con người vào trạng thái liên quan đến thôi miên (Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ, 1994). Các thành phần này bao gồm:
- Người tham gia được hướng dẫn tập trung vào một thứ, chẳng hạn như lời nói của nhà thôi miên hoặc đồng hồ tích tắc.
- Người tham gia được tạo cảm giác thoải mái, được hướng dẫn để được thư giãn và trở nên buồn ngủ.
- Người tham gia được cho biết hãy cởi mở với quá trình thôi miên, tin tưởng vào nhà thôi miên và hãy thả lỏng.
- Người tham gia được khuyến khích sử dụng trí tưởng tượng của mình.
- Những bước này có lợi cho việc mở ra khả năng cao đưa người tham gia vào trạng thái thôi miên.
Có nhiều dạng bị thôi miên khác nhau, tuy nhiên một nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người ít nhất là có thể bị thôi miên ở mức độ vừa phải (Kihlstrom, 2013). Thôi miên kết hợp với các kỹ thuật khác được sử dụng cho nhiều mục đích điều trị khác nhau và ít nhất đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm đau, điều trị trầm cảm, lo âu, cai thuốc lá và giảm cân (Alladin, 2012; Elkins, Johnson, & Fisher , 2012; Golden, 2012; Montgomery, Schnur, & Kravits, 2012).
Vậy thì thôi miên hoạt động như thế nào? Có hai lý thuyết đã cố gắng trả lời câu hỏi này: Một lý thuyết coi thôi miên là sự phân ly và lý thuyết khác xem nó như là một vai trò xã hội.
Theo quan điểm phân ly, thôi miên thực sự là một trạng thái ý thức phân ly, giống như ví dụ trước đây của chúng ta về việc bạn có thể lái xe đi làm, nhưng bạn chỉ nhận thức được rất ít về quá trình lái xe vì sự chú ý của bạn tập trung ở nơi khác. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ernest Hilgard về thôi miên và nỗi đau. Trong các thí nghiệm của Hilgard, ông đã khiến những người tham gia rơi vào trạng thái thôi miên và đặt cánh tay của họ vào nước đá. Những người tham gia cho biết rằng họ sẽ không cảm thấy lạnh buốt, nếu có họ thể nhấn một cái nút với cánh tay bị ngâm trong đá lạnh. Mặc dù họ không cảm thấy lạnh nhưng trên thực tế họ đã nhất nút (Hilgard & Hilgard, 1994).
Một cách tiếp cận khác để giải thích thôi miên, lý thuyết nhận thức xã hội của thôi miên coi những người trong trạng thái thôi miên đang thực hiện vai trò xã hội của một người bị thôi miên. Như bạn sẽ biết khi nghiên cứu các vai trò xã hội, hành vi của mọi người có thể được định hình bằng kỳ vọng của họ về cách họ nên hành động trong một tình huống nhất định. Một số người xem hành vi của một người bị thôi miên không phải là trạng thái ý thức bị thay đổi hoặc phân ly, mà là việc họ đáp ứng các kỳ vọng của xã hội đối với vai trò đó (Coe, 2009; Coe & Sarbin, 1966).
Thiền định
Thiền là hành động tập trung vào một mục tiêu duy nhất (chẳng hạn như hơi thở hoặc một âm thanh lặp lại) để tăng cường nhận thức tại thời điểm ấy. Trong khi thôi miên nói chung đạt được thông qua sự tương tác của một nhà trị liệu và người được điều trị, một cá nhân có thể thực hiện thiền định một mình. Tuy nhiên, thông thường, những người muốn học thiền cần đào tạo một số kỹ thuật để đạt được trạng thái thiền định.
Mặc dù có một số kỹ thuật khác nhau được sử dụng, nhưng đặc điểm trung tâm của tất cả các bài thiền là làm sạch suy nghĩ để đạt được trạng thái thư giãn và tập trung (Chen và cộng sự, 2013; Lang và cộng sự, 2012). Một biến thể của thiền là Mindfulness gần đây đã trở nên phổ biến. Trong Mindfulness , sự chú ý của cá nhân tập trung vào một số quá trình bên trong hoặc một đối tượng bên ngoài (Zeidan, Grant, Brown, McHaffie, & Coghill, 2012).
Các kỹ thuật thiền định có nguồn gốc từ các thực hành tôn giáo, nhưng việc sử dụng chúng đã trở nên phổ biến trong giới thực hành y học. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiền có thể giúp giảm huyết áp và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gợi ý rằng thiền có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống như một cách để kiểm soát tăng huyết áp, mặc dù không có đủ nhiều dữ liệu để đưa ra (Brook et al., 2013). Giống như thôi miên, thiền cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc kiểm soát căng thẳng, chất lượng giấc ngủ (Caldwell, Harrison, Adams, Quin, & Greeson, 2010), điều trị rối loạn tâm trạng và lo âu (Chen và cộng sự, 2013; Freeman và cộng sự, 2010; Vøllestad , Nielsen, & Nielsen, 2012), và quản lý sự đau khổ (Reiner, Tibi, & Lipsitz, 2013).
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024