Thông báo số 2 về tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế: “TÂM LÝ HỌC, GIÁO DỤC HỌC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI”
1. MỤC TIÊU HỘI THẢO
- Công bố và trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới thuộc lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay (bao gồm: sự biến đổi về cấu trúc xã hội, thay đổi cơ cấu giai tầng và cơ cấu nghề nghiệp dưới tác động của cách mạng số 4.0 và đại dịch COVID -19; biến đổi về kinh tế do tác động của cách mạng kỹ thuật số 4.0, sự phát triển của khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và cuộc chiến Nga - Ukraine; biến đổi về văn hóa, thay đổi hệ giá trị toàn cầu, hệ giá trị quốc gia, gia đình, cũng như sự xung đột văn hóa và tiếp biến văn hóa…).
- Định hướng phát triển Tâm lý học, Giáo dục học trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay, góp phần xây dựng, củng cố hệ sinh thái phát triển bền vững và hạnh phúc cho con người.
2. TỔ CHỨC HỘI THẢO
2.1. Cơ quan đồng tổ chức Hội thảo
- Hội Tâm lý học Việt Nam (Vietnam Association of Psychology)
Địa chỉ: Số 37, Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Hội Tâm lý học Xã hội Châu Á (Asian Association of Social Psychology)
Địa chỉ: Willeri Dr, Riverton WA 6148, Australia
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Hanoi National University of Education)
Địa chỉ: Số 136, Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2.2. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo
- Thời gian: Chủ Nhật, ngày 27 tháng 8 năm 2023
- Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
3. NỘI DUNG HỘI THẢO
PHẦN I
TÂM LÝ HỌC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI HIỆN NAY
1. Những khía cạnh tâm lý của biến đổi kinh tế
- Biến đổi kinh tế và sự thay đổi định hướng giá trị nghề trong xã hội;
- Thay đổi về cơ cấu ngành nghề và những vấn đề tâm lý nghề nghiệp (động cơ, thái độ, hành vi của sự lựa chọn nghề, thay đổi nghề …);
- Cảm nhận hạnh phúc, sự hài lòng với nghề nghiệp, mức thu nhập và mức sống trong bối cảnh tác động của cách mạng số 4.0, sự phát triển khoa học, công nghệ; đại dịch COVID - 19; biến đổi khí hậu; cuộc chiến tranh Nga - Ucraina…
2. Đời sống tâm lý gia đình trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay
- Hạnh phúc hôn nhân và quan hệ vợ chồng; mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình (bố/mẹ - con, ông/bà - con cháu; anh/chị-em); sự thay đổi hệ giá trị gia đình trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Giới và bình đẳng giới; văn hóa ứng xử và các vấn đề về bạo lực gia đình trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Phân hóa vai trò gia đình, trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái; an ninh kinh tế gia đình và sự quá tải, kiệt sức của người mẹ trong bối cảnh biến đổi xã hội.
3. Sức khỏe tâm thần cộng đồng trong bối cảnh biến đổi xã hội
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm, sợ hãi, sang chấn tâm lý…) của người dân trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Mức độ quan tâm (đối với sự biến đổi cơ cấu xã hội, kinh tế, văn hóa) và mức độ hài lòng với cuộc sống của các nhóm khác nhau (trẻ em/ người lao động/ giáo viên/ người nghèo đô thị/ cư dân nông thôn) dưới tác động của biến đổi xã hội;
- Tâm trạng, thái độ, định hướng giá trị của con người trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Tác động của biến đổi xã hội đến các vấn đề tâm lý cá nhân (sự thay đổi thói quen, lối sống; hành vi phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực; tương tác xã hội; tính cộng đồng - tính cá nhân; sự tương trợ, gắn kết xã hội…); Mức độ thích ứng của cá nhân với bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Đặc điểm tâm lý của nhóm trẻ em mồ côi cha mẹ do đại dịch COVID-19 và hoạt động tham vấn, trị liệu tâm lý cho nhóm trẻ này.
4. Sức khỏe tâm lý học đường trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay
- Biến đổi xã hội và những thay đổi trong nhà trường hiện nay (về hình thức, phương thức học tập; các mối quan hệ học đường; khuynh hướng tương tác, các yêu cầu đối với hoạt động dạy học, giáo dục….) và tác động của nó đến sức khỏe tâm thần của giáo viên, nhân viên nhà trường và học sinh;
- Các vấn đề về sức khỏe tâm lý của học sinh, giáo viên trong bối cảnh học tập trực tuyến, trực tiếp, học kết hợp (trực tiếp và trực tuyến) sau đại dịch COVID-19;
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm thần nghề nghiệp của giáo viên trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Các mô hình, quy trình, chương trình và các hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm thần học đường trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Phát triển chính sách đảm bảo an toàn và sức khỏe tâm thần học đường trong bối cảnh biến đổi xã hội.
5. Thị trường lao động, việc làm và chính sách ổn định việc làm cho người lao động trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay
- Tâm lý của người lao động bị mất việc làm và sự ứng phó/ thích ứng của họ trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Ứng phó của công nhân các khu công nghiệp; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dịch vụ với những khó khăn nảy sinh trong bối cảnh biến đổi xã hội;
- Tác động của biến đổi xã hội hiện nay ở Việt Nam và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên;
- Tâm lý khách hàng với thương mại điện tử trong điều kiện biến đổi xã hội hiện nay;
- Chỉ số thích ứng (Adaptibility Quotient-AQ) của người lao động tại công sở, của người dân với cuộc sống, của học sinh/giáo viên với môi trường học đường trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay.
PHẦN II
GIÁO DỤC HỌC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI HIỆN NAY
- Tác động của biến đổi xã hội hiện nay đến hoạt động dạy học của giảng viên/giáo viên; đến tâm lý của học sinh/sinh viên; đến hình thức và chất lượng giáo dục;
- Những vấn đề về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học…trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Những vấn đề về quản lí hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường dưới tác động của bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Phẩm chất và năng lực của người giáo viên trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Mức độ sẵn sàng của giáo viên, học sinh đối với việc chuyển từ giáo dục trực tiếp sang giáo dục từ xa; với việc dạy - học trực tuyến và kết hợp; các biện pháp chuẩn bị cho giáo viên về mặt kĩ thuật, công nghệ dạy học từ xa trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Tư vấn, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên trong hoạt động dạy học, giáo dục dưới tác động của biến đổi xã hội hiện nay;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay.
PHẦN III
HỖ TRỢ - CAN THIỆP TÂM LÝ VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH CÁ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI HIỆN NAY
- Thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của người dân trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay; Các chính sách và dịch vụ xã hội liên quan tới trợ giúp, can thiệp các vấn đề tâm lý xã hội cho cá nhân và gia đình;
- Nguyên tắc, nội dung, phương pháp điều chỉnh tâm lý đối với người hậu COVID-19, trầm cảm, rối nhiễu hành vi…; Mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần trong các tổ chức, đơn vị (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trường học…); tham vấn - trị liệu tâm lý cho người dân theo hình thức trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Những vấn đề tự điều chỉnh tâm lý nhân cách của con người trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay.
PHẦN IV
TRUYỀN THÔNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI HIỆN NAY
- Các kênh truyền thông và ảnh hưởng của truyền thông, mạng xã hội…đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Tin rác trong đại dịch và ảnh hưởng xã hội của nó đến tâm lý người dân trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Những vấn đề về an ninh tâm lý - thông tin của cá nhân do quá tải thông tin truyền thông trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay;
- Hoạt động tư vấn, hỗ trợ trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay trên môi trường mạng Internet.
III. YÊU CẦU BÀI VIẾT VÀ TỔ CHỨC HỘI THẢO
1. Yêu cầu bài viết
- Bài viết không quá 4000 từ, được chế bản khổ A4; Font Times New Roman; Size 13; Line spacing 1,3; Left 3,5cm - Right 2,5cm - Top 2cm - Bottom 2cm.
- Cấu trúc bài viết: Tên bài (chữ in hoa); Tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác, địa chỉ e-mail, số điện thoại; Tóm tắt; Từ khóa (không quá 05 từ khóa); 1. Đặt vấn đề; 2. Phương pháp nghiên cứu; 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận; 4. Kết luận; Tài liệu tham khảo. Bài viết được trình bày theo chuẩn APA (tham khảo thể thức trình bày văn bản ở trang web http://www.apastyle.org/about-apa-style.aspx).
- Tóm tắt bài viết không quá 250 từ. Nội dung tóm tắt bao gồm: Giới thiệu, Phương pháp/cách tiếp cận; Kết quả, Kết luận/bàn luận; có từ khóa.
- Bài viết sẽ được phản biện và phản hồi tới tác giả. Bài viết được chấp nhận sẽ được đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do NXB Đại học Sư phạm ấn hành, có chỉ số ISBN.
2. Thời gian nộp bài và đăng ký tham dự hội thảo
- Thời hạn đăng ký tham dự Hội thảo và gửi tên bài viết: ngày 31 tháng 5 năm 2023 (Tên bài viết có thể thay đổi sau khi hoàn thành).
- Thời hạn nộp bài toàn văn: ngày 30 tháng 6 năm 2023
3. Lệ phí đăng bài trên kỷ yếu và tham dự hội thảo
3.1. Lệ phí đăng bài trên kỷ yếu và tham dự Hội thảo có các loại như sau:
- Đăng bài trên kỷ yếu bằng tiếng Việt và tham dự Hội thảo: 1.000.000VNĐ/ bài.
- Đăng bài trên kỷ yếu bằng tiếng Anh và tham dự Hội thảo: 2.000.000VNĐ/ bài.
Lệ phí trên bao gồm: phí tham dự hội thảo, lệ phí phản biện và biên tập 01 bài hội thảo, tài liệu hội thảo và 01 quyển kỷ yếu hội thảo.
- Lệ phí tham dự Hội thảo (không có bài đăng kỷ yếu): 300.000 VNĐ/ người.
3.2. Lệ phí đăng bài và tham dự Hội thảo gửi về tài khoản của Ban tổ chức:
Số tài khoản: 2803366666, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB)
Chủ tài khoản: Hội Tâm lý học Việt Nam
4. Địa chỉ gửi bài và liên hệ
- Văn phòng Hội Tâm lý học Việt Nam, 37 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 0912.309.358 (Ông Mai Thanh Thế - Phó Chánh văn phòng)
Email: vap.psychology@gmail.com.
- Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0943.46.55.88 (TS. Khúc Năng Toàn - Phó Trưởng Khoa)
Email: tlgd@hnue.edu.vn
Ban Tổ chức xin thông báo và kính mời các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự và viết bài. Thông tin của Hội thảo sẽ được cập nhật thường xuyên trên website của Hội Tâm lý học Việt Nam, website của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và website của Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội./.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024