Tiếp cận với các khu vườn và tham gia các dự án khoa học cộng đồng có thể giúp khuyến khích hành vi bảo tồn thiên nhiên ở trẻ
TS. Bethan Stagg (ĐH Exeter) và GS. Justin Dillon (ĐH cao đẳng London) đã tiến hành đánh giá các bằng chứng xung quanh việc dạy học về bảo tồn và hệ sinh thái. Việc tiếp cận với những khu vườn và các dự án khoa học cộng đồng tại trường có thể giúp phát triển những hành vi bảo tồn ở học sinh. Theo đó, cung cấp cơ hội cho học sinh tham gia vào những hoạt động làm vườn thực tế hoặc hoạt động sinh thái tự nhiên sẽ góp phần khuyến khích sự đam mê và hứng thú của các em đối với hệ thực vật xung quanh.
Theo các chuyên gia, điều này có thể thay đổi hành vi của trẻ, trong đó trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động làm vườn hoặc hướng tới những nghề nghiệp liên quan tới thực vật học, đồng thời góp phần phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
TS. Stagg cho biết những khu vườn thực vật mang lại cơ hội tuyệt vời cho việc quan sát sâu về những phản ứng trong thế giới thực vật, phát triển sự đồng cảm với các sinh vật sống, gia tăng hứng thú với môi trường thiên nhiên cũng như cách mà hành vi của chúng ta tác động tới chúng. Sự tương tác tích cực, chủ động với thực vật thông qua hoạt động làm vườn hay trồng cây sẽ tác động hiệu quả tới việc phát triển nhận thức về cây cối xung quanh môi trường sống của trẻ.
Nhóm nghiên cứu cũng kêu gọi nhiều hoạt động thực hành mang tính sư phạm hơn nữa trong không gian của các khu vườn, điều này có nghĩa là cần phải có những khoá đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên liên quan tới nội dung này. Đây chính là phương thức để nhận diện được những rào cản chính đối với hoạt động làm vườn (trồng và chăm sóc cây, thiết kế cảnh quan, thu hoạch...) trong nhà trường. Rào cản này chính là việc kiến thức và sự tự tin của giáo viên về lĩnh vực trồng trọt, vườn tược vẫn còn hạn chế, dẫn tới những khó khăn trong việc phát triển các hoạt động thực hành trong khuôn viên vườn trường gắn liền với chương trình giảng dạy. Rào cản tiếp theo đến từ việc thiếu thời gian để đào tạo cán bộ nhân viên nhà trường.
Các bằng chứng đều cho thấy việc tham gia vào những nhiệm vụ khoa học thực sự cho phép học sinh phát triển kiến thức về hệ sinh vật cũng như các kỹ năng tìm tòi, khám phá trong bối cảnh thế giới thực. Điều này dẫn tới sự gia tăng trong thái độ tích cực đối với cây cối, gia tăng động lực để thực hiện những nhiệm vụ khoa học cũng như gia tăng các hành vi gìn giữ, bảo vệ và phát triển cây xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh phải được trao cơ hội để thảo luận và đánh giá về các kết quả với bạn của mình, đồng thời được chia sẻ kết quả này với những người xung quanh, từ đó có thể hiểu thêm về tầm quan trọng của những phát hiện này trong phạm vi lớp học, cộng đồng cũng như xã hội.
Theo TS.Stagg, điều quan trọng là giáo viên và các nhà giáo dục nên lựa chọn một dự án khoa học cộng đồng mà học sinh của họ có thể hứng thú và tự tin vào bản thân để tham gia, nhằm nâng cao khả năng tham gia lâu dài vào chương trình của các em. Việc tích hợp những hoạt động tham gia khoa học cộng đồng vào nội dung chương trình học cũng như hoạt động kiểm tra đánh giá chính là một chiến lược giá trị nhằm đảm bảo học sinh hứng thú và chăm chỉ trong việc thu thập dữ liệu.
Đề tài cũng khuyến nghị việc giáo viên là thành viên của các nhóm sinh thái chuyên nghiệp cũng giúp cải thiện sự tự tin trong việc giảng dạy các nội dung về hệ sinh thái, tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như kết nối các bên liên quan.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024