Tìm hiểu về trí thông minh (P3)
Mặc dù bạn có thể quen thuộc với thuật ngữ “IQ” và liên kết nó với ý tưởng về trí thông minh, nhưng IQ thực sự có nghĩa là gì? IQ là viết tắt của chỉ số thông minh và mô tả điểm số đạt được trong một bài kiểm tra được thiết kế để đo lường trí thông minh. Bạn đã biết rằng có nhiều cách mà các nhà tâm lý học mô tả trí thông minh. Tương tự, các bài kiểm tra IQ — các công cụ được thiết kế để đo lường trí thông minh — đã là chủ đề tranh luận trong suốt quá trình phát triển và sử dụng chúng.
Khi nào có thể sử dụng bài kiểm tra IQ? Chúng ta học được gì từ kết quả và mọi người có thể sử dụng thông tin này như thế nào? Mặc dù chắc chắn có nhiều lợi ích đối với kiểm tra trí thông minh, nhưng cũng cần lưu ý những hạn chế và tranh cãi xung quanh những kiểm tra này. Ví dụ, các bài kiểm tra IQ đôi khi được sử dụng làm lý lẽ ủng hộ các mục đích thâm hiểm, chẳng hạn như phong trào ưu sinh [eugenics movement] (Severson, 2011). Vụ án khét tiếng của Tòa án Tối cao, Buck kiện Bell, đã hợp pháp hóa việc cưỡng bức triệt sản đối với một số người được coi là “yếu đuối” thông qua loại xét nghiệm này, dẫn đến khoảng 65.000 ca triệt sản (Buck v. Bell, 274 U.S. 200; Ko, 2016). Tại Hoa Kỳ, chỉ những chuyên gia được đào tạo về tâm lý học mới có thể thực hiện các bài kiểm tra IQ và việc mua hầu hết các bài kiểm tra IQ này yêu cầu phải có bằng cấp cao về tâm lý học, còn các nhân viên khác như nhân viên công tác xã hội hay bác sĩ tâm thần không được phép thực hiện các bài đánh giá IQ. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá các bài kiểm tra trí thông minh đo lường những gì, cách chúng được cho điểm và cách chúng được phát triển.
Có vẻ như hiểu biết của con người về trí thông minh có phần hạn chế khi chúng ta tập trung vào trí thông minh kiểu truyền thống hoặc học thuật. vậy vào thời điểm đó, trí thông minh được đo lường bằng cách nào? Và khi chúng ta đo lường trí thông minh, làm cách nào để đảm bảo rằng chúng ta nắm bắt được những gì chúng ta đang thực sự cố gắng đo lường? Nói cách khác, làm cách nào mà các bài kiểm tra IQ hoạt động như một tiêu chuẩn hiện thực về trí thông minh của một ai đó? Trong các đoạn sau, chúng ta sẽ khám phá cách thức các bài kiểm tra trí thông minh được phát triển và lịch sử sử dụng chúng.
Các bài kiểm tra IQ đã được xem là tương đương với trí thông minh trong hơn một thế kỷ qua. Vào cuối những năm 1800, Sir Francis Galton đã phát triển thử nghiệm trên diện rộng đầu tiên về trí thông minh (Flanagan & Kaufman, 2004). Mặc dù ông không phải là một nhà tâm lý học, nhưng những đóng góp của ông đối với các khái niệm về việc đánh giá trí thông minh vẫn còn được dùng cho đến ngày nay (Gordon, 1995). Kiểm tra trí thông minh đáng tin cậy khởi đầu thật sự vào đầu những năm 1900 từ một nhà nghiên cứu tên là Alfred Binet (Hình 2). Binet được chính phủ Pháp yêu cầu phát triển một bài kiểm tra trí thông minh, phù hợp với trẻ em nhằm xác định xem trẻ nào có thể gặp khó khăn ở trường; nó bao gồm nhiều bài đánh giá thông qua việc sử dụng lời nói. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sớm nhận ra giá trị của những thử nghiệm như vậy. Louis Terman, giáo sư Stanford, đã sửa đổi công trình của Binet bằng cách chuẩn hóa việc quản lý bài kiểm tra và kiểm tra hàng nghìn trẻ em ở độ tuổi khác nhau để thiết lập điểm trung bình cho từng độ tuổi. Kết quả là bài kiểm tra đã được tiêu chuẩn hóa, có nghĩa là bài kiểm tra được thực hiện một cách nhất quán cho một mẫu dân số đủ lớn đại diện mà phạm vi điểm dẫn đến một đường cong hình chuông (đường cong hình chuông sẽ được thảo luận sau). Tiêu chuẩn hóa có nghĩa là cách thức quản lý, cho điểm và giải thích kết quả là nhất quán. Định mức liên quan đến việc đưa ra một bài kiểm tra cho một lượng lớn dân số để dữ liệu có thể được thu thập so sánh các nhóm, chẳng hạn như nhóm tuổi. Dữ liệu kết quả cung cấp các chỉ tiêu hoặc điểm số tham chiếu, để diễn giải điểm số trong tương lai. Mà các tiêu chuẩn không phải là những mong đợi nhóm này sẽ phải có được, mà là biểu hiện thực lực của nhóm này có được. Định mức và tiêu chuẩn hóa bài kiểm tra đảm bảo rằng điểm số mới là đáng tin cậy. Phiên bản mới của bài kiểm tra này được gọi là Thang đo trí tuệ Stanford-Binet (Terman, 1916). Đáng chú ý, một phiên bản cập nhật của thử nghiệm này vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Năm 1939, David Wechsler, một nhà tâm lý học đã dành một phần sự nghiệp của mình để làm việc với các cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất, và phát triển một bài kiểm tra IQ mới được áp dụng tại Hoa Kỳ. Wechsler kết hợp một số bài kiểm tra phụ từ các bài kiểm tra trí thông minh khác được sử dụng từ năm 1880 đến Thế chiến thứ nhất. Những bài kiểm tra phụ này khai thác nhiều kỹ năng bằng lời và không lời, bởi vì Wechsler tin rằng trí thông minh bao gồm “năng lực toàn phần của một người để hành động có mục đích, suy nghĩ hợp lý, và để đối phó hiệu quả với môi trường của mình” (Wechsler, 1958). Ông đặt tên cho bài kiểm tra là Thang đo trí thông minh Wechsler-Bellevue (Wechsler, 1981). Sự kết hợp của các phép thử này đã trở thành một trong những bài kiểm tra trí thông minh được sử dụng rộng rãi nhất trong lịch sử tâm lý học. Mặc dù tên của nó sau đó đã được đổi thành Thang đo trí tuệ người lớn Wechsler (WAIS) và đã được sửa đổi nhiều lần. Mục tiêu của bài kiểm tra hầu như không thay đổi kể từ khi bắt đầu (Boake, 2002). Ngày nay, có ba bài kiểm tra trí thông minh được ghi nhận cho Wechsler, gồm “Wechsler Adult Intelligence Scale” - phiên bản thứ tư (WAIS-IV), “Wechsler Intelligence Scale” dành cho trẻ em (WISC-V) và “Wechsler Preschool And Primary Scale of Intelligence” (WPPSI-IV) (Wechsler, 2012). Các bài kiểm tra này được sử dụng rộng rãi trong các trường học và cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ, và chúng được định kỳ hiệu chuẩn.
WISC-V có tổng 14 bài kiểm tra phụ, bao gồm năm chỉ số, sau đó sẽ hiển thị điểm IQ. Năm chỉ số là Hiểu bằng lời nói, Không gian trực quan, Suy luận linh hoạt, Bộ nhớ làm việc và Tốc độ xử lý. Khi bài kiểm tra hoàn tất, các cá nhân sẽ nhận được điểm cho từng chỉ số trong số năm chỉ số và điểm IQ Toàn thang đo. Phương pháp cho điểm phản ánh sự hiểu biết rằng trí thông minh bao gồm nhiều khả năng trong một số lĩnh vực nhận thức và tập trung vào các quá trình tâm lý mà trẻ đã sử dụng để đạt được câu trả lời của mình cho mỗi mục kiểm tra.
Điều thú vị là, việc hiệu chuẩn lại định kỳ đã dẫn đến một quan sát thú vị được gọi là hiệu ứng Flynn. Được đặt theo tên của James Flynn, một trong những người đầu tiên mô tả xu hướng này, hiệu ứng Flynn đề cập rằng mỗi thế hệ có chỉ số IQ cao hơn đáng kể so với thế hệ trước. Tuy nhiên, Flynn tự lập luận rằng điểm IQ tăng lên không nhất thiết có nghĩa là thế hệ trẻ thông minh hơn (Flynn, Shaughnessy & Fulgham, 2012).
Cuối cùng, chúng ta vẫn còn mơ hồ với câu hỏi về việc liệu các bài kiểm tra trí thông minh có hiệu lực như thế nào. Chắc chắn, các phiên bản hiện đại nhất của các bài kiểm tra này không chỉ tập trung vào năng lực bằng lời, mà còn là các kỹ năng cụ thể cần được đánh giá trong bài kiểm tra IQ, mức độ mà bất kỳ bài kiểm tra nào có thể thực sự đo lường trí thông minh của một cá nhân và việc sử dụng kết quả của các bài kiểm tra IQ vẫn còn là vấn đề tranh luận (Gresham & Witt, 1997; Flynn, Shaughnessy, & Fulgham, 2012; Richardson, 2002; Schlinger, 2003).
Kết quả của các bài kiểm tra trí thông minh tuân theo đường cong hình chuông, là một biểu đồ có hình dạng chung của một chiếc chuông. Khi đường cong hình chuông được sử dụng trong kiểm tra tâm lý, biểu đồ thể hiện sự phân bố chuẩn của một đặc điểm, trong trường hợp này là trí thông minh, trong dân số loài người. Nhiều đặc điểm tự nhiên trong tính cách của con người tuân theo đường cong hình chuông. Ví dụ: nếu bạn xếp tất cả các bạn nữ chung lớp của mình theo chiều cao, có khả năng phần lớn các bạn sẽ nằm trong nhóm chiều cao trung bình của nữ ở Mỹ từ 1m62 đến 1m67. Cụm này sẽ nằm ở trung tâm của đường cong hình chuông, đại diện cho chiều cao trung bình của phụ nữ Mỹ (Hình 3). Sẽ có ít bạn nữ có chiều cao 1m49 hơn. Điều này cũng đúng với những bạn nữ có chiều cao trên trung bình những người có chiều cao hơn 1m8. Một mẹo để tìm đường cong hình chuông trong tự nhiên là sử dụng cỡ mẫu lớn. Nếu không có cỡ mẫu lớn, ít có khả năng đường cong hình chuông đại diện cho dân số rộng hơn. Mẫu đại diện là một tập hợp con của tổng thể đại diện chính xác cho tổng thể chung. Ví dụ, nếu bạn chỉ đo chiều cao của các bạn nữ trong lớp học của mình, bạn có thể không thực sự có một mẫu đại diện. Có lẽ con gái trong đội bóng rổ lớp bạn muốn tham gia khóa học này cùng nhau và họ đều học ở trong lớp của bạn. Bởi vì các cầu thủ bóng rổ có xu hướng cao hơn mức trung bình, thế cho nên, số bạn gái trong lớp của bạn có thể không phải là mẫu đại diện tốt cho nữ sinh toàn quốc. Nhưng nếu mẫu của bạn bao gồm tất cả nữ sinh trong trường bạn, thậm chí là toàn thành phố, thì rất có thể chiều cao của họ sẽ tạo thành một đường cong chuông tự nhiên.
Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho điểm kiểm tra trí thông minh. Các cá nhân đạt được một điểm số được gọi là chỉ số thông minh (IQ). Qua nhiều năm, các loại bài kiểm tra IQ khác nhau đã phát triển, nhưng cách diễn giải điểm số vẫn không đổi. Điểm IQ trung bình trong một bài kiểm tra IQ là 100. Độ lệch chuẩn mô tả cách dữ liệu được phân tán trong một quần thể và đưa ra bối cảnh cho các tập dữ liệu lớn. Đường cong hình chuông sử dụng độ lệch chuẩn để cho thấy tất cả các điểm số được phân tán như thế nào so với điểm trung bình (Hình 4). Trong bài kiểm tra IQ hiện đại, một độ lệch chuẩn là 15 điểm. Vì vậy, điểm 85 sẽ được mô tả là “một độ lệch chuẩn thấp hơn mức trung bình”. Bạn mô tả thế nào về điểm số 115 và điểm số 70? Bất kỳ điểm IQ nào nằm trong độ lệch chuẩn trên và dưới mức trung bình (từ 85 đến 115) đều được coi là trung bình và 68% dân số có điểm IQ trong phạm vi này. Điểm IQ từ 130 trở lên được coi là cấp độ vượt trội.
Chỉ 2,2% dân số có chỉ số IQ dưới 70 (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ [American Psychological Association], 2013). Điểm 70 trở xuống cho thấy sự chậm trễ đáng kể về nhận thức. Khi những điều này kết hợp với những thiếu hụt lớn trong hoạt động thích ứng, một người có thể được chẩn đoán là có khuyết tật về trí tuệ (Hiệp hội Khuyết tật Phát triển và Trí tuệ Hoa Kỳ, 2013). Trước đây được gọi là chậm phát triển trí tuệ, thuật ngữ được chấp nhận hiện nay là khiếm khuyết trí tuệ, và nó có bốn dạng phụ: nhẹ, trung bình, nặng và nghiêm trọng (Bảng 1).
Bảng 1. Characteristics of Cognitive Disorders | ||
---|---|---|
Intellectual Disability Subtype | Percentage of Population with Intellectual Disabilities | Description |
Mild | 85% | 3rd- to 6th-grade skill level in reading, writing, and math; may be employed and live independently |
Moderate | 10% | Basic reading and writing skills; functional self-care skills; requires some oversight |
Severe | 5% | Functional self-care skills; requires oversight of daily environment and activities |
Profound | <1% | May be able to communicate verbally or nonverbally; requires intensive oversight |
Phía bên kia của phổ trí thông minh là những cá nhân có chỉ số IQ nằm trong phạm vi cao nhất. Phù hợp với đường cong hình chuông, khoảng 2% dân số thuộc loại này. Mọi người được coi là có tài năng nếu họ có chỉ số IQ từ 130 trở lên, hoặc trí thông minh vượt trội trong một lĩnh vực cụ thể. Từ lâu, niềm tin phổ biến cho rằng những người có trí thông minh cao thì lại kém thích ứng [maladjusted]. Quan điểm này đã bị bác bỏ thông qua một nghiên cứu đột phá về những đứa trẻ có năng khiếu hay tài năng. Năm 1921, Lewis Terman bắt đầu nghiên cứu trên 1500 trẻ em có chỉ số IQ trên 135 (Terman, 1925). Những phát hiện của ông cho thấy những đứa trẻ này đã trở thành những người trưởng thành có học vấn tốt, thành công và thực tế là những người thích ứng tốt và hòa đồng (Terman & Oden, 1947). Ngoài ra, nghiên cứu của Terman cho thấy rằng các đối tượng còn có thể chất và sức hấp dẫn trên mức trung bình, xóa tan quan niệm phổ biến trước đây rằng những người thông minh cao là “kẻ yếu đuối”. Một số người có chỉ số IQ rất cao chọn tham gia Mensa, một tổ chức chuyên xác định, nghiên cứu và bồi dưỡng người có trí thông minh vượt trội. Các thành viên thuộc tổ chức cần phải có điểm IQ nằm trong top 2% dân số hàng đầu và cần phải vượt qua các kỳ thi khác khi nộp đơn đăng ký tham gia nhóm.
Giá trị của việc kiểm tra IQ thể hiện rõ nhất trong các cơ sở giáo dục hoặc lâm sàng. Những trẻ có vẻ đang gặp khó khăn trong học tập hoặc các vấn đề nghiêm trọng về hành vi có thể được kiểm tra để xác định xem liệu những khó khăn của trẻ có thể một phần là do điểm IQ khác biệt đáng kể so với mức trung bình của nhóm tuổi của trẻ hay không. Nếu không có kiểm tra IQ — hoặc một biện pháp thông minh khác — trẻ em và người lớn cần hỗ trợ thêm có thể không được xác định một cách hiệu quả. Ngoài ra, kiểm tra IQ được sử dụng tại các tòa án để xác định xem bị cáo có các tình tiết đặc biệt hoặc giảm nhẹ hay hạn chế việc phải tham gia các phiên tòa xét xử. Tại Mỹ, người ta cũng sử dụng kết quả kiểm tra IQ để tìm kiếm trợ cấp khuyết tật từ Cơ quan An sinh Xã hội.
Nghiên cứu điển hình sau đây chứng minh tính hữu ích và lợi ích của kiểm tra IQ. Candace, một cô bé 14 tuổi đang gặp vấn đề ở trường học ở Connecticut, đã được giới thiệu để đánh giá tâm lý theo lệnh của tòa án. Cô bé học lớp 9 tại trung tâm giáo dục thường xuyên và trượt mọi môn học. Candace chưa bao giờ là một học sinh xuất sắc nhưng luôn được chuyển lên lớp tiếp theo. Cô bé thường xuyên chửi bới bất kỳ giáo viên nào gọi tên mình trong lớp. Thậm chí Candace còn đánh nhau với các học sinh khác và thỉnh thoảng trộm vặt. Khi đến để đánh giá, Candace ngay lập tức nói rằng cô bé ghét tất cả mọi thứ về trường học, bao gồm giáo viên, những nhân viên còn lại, tòa nhà và bài tập về nhà. Cha mẹ của cô bé nói rằng họ cảm thấy con gái bị cô lập, bởi vì cô ấy thuộc chủng tộc khác với các giáo viên và hầu hết các học sinh khác. Khi được hỏi tại sao cô ấy lại chửi giáo viên của mình, Candace trả lời: “Họ chỉ gọi tôi khi tôi không biết câu trả lời. Tôi không muốn lúc nào cũng nói 'tôi không biết' và trông như một đứa ngốc trước mặt bạn bè. Các giáo viên làm tôi xấu hổ”. Cô được giao một loạt bài kiểm tra, bao gồm cả bài kiểm tra IQ. Điểm của Candace trong bài kiểm tra IQ là 68. Điểm của Candace nói gì về khả năng vượt trội hoặc thậm chí khá thành công của cô bé trong các lớp giáo dục chung mà không cần bất kỳ kiểu phụ đạo nào? Tại sao những khó khăn của cô bé chưa bao giờ được chú ý đến hoặc được giải quyết?
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024