Vấn đề về tính công bằng trong khoa học máy tính yêu cầu hoạt động rà soát lại chương trình đào tạo
Theo công bố của Đại học Reading và ĐH Kings College London trên tạp chí quốc tế về khoa học giáo dục (International Journal of Science Education), các bé gái và các nhóm không được mô tả đúng mức (underrepresented groups) đang gặp nguy cơ thất bại bởi các chương trình đào tạo máy tính hiện nay, trong đó nội dung học tập không chú trọng tới sở thích cá nhân của các em. Nghiên cứu này là một phần trong dự án nghiên cứu về máy tính SCARI (Subject Choice, Attainment and Representation) được tài trợ bởi Nuffield Foundation, hướng tới việc khám phá những yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu sự tham gia của các bé gái ở độ tuổi THCS trong các môn học về máy tính tại Anh.
Theo các nhà nghiên cứu, giải pháp cho thực trạng nêu trên có thể là rà soát và điều chỉnh chương trình đào tạo, trong đó bổ sung thêm các khía cạnh mang tính sáng tạo hơn như phát triển các kỹ năng của học sinh trong nội dung nghệ thuật số (digital art), gia tăng sự tham gia và sở thích về khoa học máy tính cũng như trang bị cho các em những kỹ năng quý báu cho thị trường việc làm trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu từ 2 trường đại học đã tiến hành phân tích dữ liệu khảo sát từ 4.983 học sinh THCS tại Anh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong số những học sinh lựa chọn môn Khoa học máy tính trong khung chương trình của Chứng chỉ giáo dục phổ thong trung học GCSE, học sinh nữ có xư hướng ít mong muốn trở thành Kỹ sư máy tính hơn 42% so với học sinh nam.
PGS.TS. Billy Wong (Đại học Reading) cho biết ngay cả trong trường hợp thị trường lao động có nhu cầu cao đối với người có bằng cấp về máy tính, điều đáng lo ngại là các em học sinh nữ cũng như nhóm những người thứ yếu (marginalised groups) trong xã hội đều đang từ bỏ ý định trở thành các kỹ sư máy tính
Theo PGS. Wong, học sinh không phải là một nhóm người đồng nhất, và quan sát của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng chương trình máy tính hiện nay có thể không tương thích mức độ đa dạng về sở thích, đam mê và nền tảng của các em.
Chứng chỉ GCSE có nội dung tập trung nhiều vào các kỹ năng kỹ thuật, đặc biệt là kỹ năng lập trình. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cho rằng họ không thể nhìn thấy bản thân trong thị trường nghề nghiệp tương lai chỉ với những kỹ năng này. Các chuyên gia đề xuất sửa đổi chương trình của chứng chỉ GCSE hiện nay song song với các chiến lược khác như khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ từ phía phụ huynh, hướng tới đạt được sự công bằng nhiều hơn trong lĩnh vực khoa học máy tính.
TS. Peter Kemp (Giảng viên cao cấp về khoa học máy tính, Đại học King's College London) cho biết: "Khoa học máy tính rất có giá trị đối với mỗi một cá nhân, với các quốc gia và cả với triển vọng mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, khi những kết quả nghiên cứu được nhìn nhận trên cơ sở những hiểu biết hiện nay về tính mất cân bằng về mặt giới tính trong khoa học máy tính, từ trường học cho tới nơi làm việc, điều này đã trở thành một vấn đề đáng quan ngại đối với tất cả chúng ta."
Trong khi các kỹ năng về công nghệ số đang ngày càng trở nên quan trọng đối với thị trường việc làm tương lai cũng như với toàn bộ nền kinh tế, chương trình GCSE hiện nay đang tập trung vào khoa học máy tính và phát triển những kỹ năng lập trình, và điều này dường như đã làm cản trở người trẻ, đặc biệt là các bạn nữ, trong việc đăng ký học môn này.
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc mở rộng GCSE bằng cách bổ sung những phần thực hành, luyện tập có sử dụng công nghệ số như một phần của quá trình sáng tạo sẽ hấp dẫn hơn đối với những học sinh mong muốn phát triển các kỹ năng số cho nghề nghiệp tương lai. Theo TS. Jessica Hamer (Nghiên cứu viên tại King's College London), đề tài lần này góp phần lan toả ánh sáng tới một hiện tượng mà lâu nay chúng ta đã biết về sự tồn tại của nó-vấn đề tiếp thu nội dung khoa học máy tính đối với học sinh THCS tại Anh. Tuy nhiên, chúng ta đã không thể nhận diện vấn đề này một cách phù hợp. TS. Hamer hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần dẫn tới những chính sách và hành động thực tiễn, hỗ trợ các em học sinh trong việc nhìn thấy sự phù hợp với những cơ hội việc làm liên quan tới công nghệ số trong tương lai.
Bên cạnh nghiên cứu sự khác biệt về giới tính, các chuyên gia cũng xem xét ảnh hưởng của những yếu tố khác tới mong muốn trở thành kỹ sư máy tính của trẻ. Ví dụ, nếu học sinh có sự ủng hộ của gia đình và có góc nhìn tích cực về những người làm việc trong lĩnh vực này, các em sẽ có xu hướng mong muốn được làm việc trong ngành nghề này nhiều hơn.
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu07/10/2024
- XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC SỐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH 2018Nghiên cứu04/10/2024
- Trẻ em có thể dạy cho chúng ta điều gì về khoa học thần kinh ẩn sau sự tò mòNghiên cứu06/09/2024
- Các nhà tâm lý học phát hiện ra hiện tượng sởn gai ốc diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩNghiên cứu21/06/2024
- A Systematic Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM EducationNghiên cứu06/06/2024
- Proposing and Experimenting with a Public University Governance Model and MechanismsNghiên cứu03/06/2024
- Internal Quality Assurance of Initial Teacher Education Programs in Vietnam: A Descriptive StudyNghiên cứu03/06/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024