Nghiên cứu mới về ChatGPT tại Việt Nam
Được thực hiện bởi Tiến sĩ Greeni Maheshwari (Đại học RMIT) và là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về việc sử dụng ChatGPT tại châu Á, nghiên cứu mới công bố này phân tích dữ liệu thu thập được từ 108 người tham gia, bao gồm sinh viên đại học và sau đại học đến từ các trường đại học công lập và tư thục ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đánh giá cá nhân về tính dễ sử dụng, hữu ích, cá nhân hóa và tương tác đều tác động đáng kể đến thái độ và hành vi của sinh viên đối với ChatGPT. Trong khi đó, cảm nhận về độ đáng tin cậy và thông minh của công cụ này không ảnh hưởng đến ý định sử dụng của họ.
Đánh giá về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng, cho thấy sinh viên có xu hướng chấp nhận và sử dụng ChatGPT nhiều hơn khi họ thấy nó thuận tiện và thân thiện với người dùng.
Tuy nhiên, đánh giá về tính hữu ích của ChatGPT không tác động trực tiếp đến ý định sử dụng của sinh viên, mà ảnh hưởng gián tiếp thông qua tính cá nhân hóa (mức độ ChatGPT có thể được cá nhân hóa theo nhu cầu của sinh viên) và tính tương tác (các tính năng tương tác mà công cụ này cung cấp).
Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá về độ thông minh của ChatGPT không phải là yếu tố khiến sinh viên cân nhắc sử dụng công cụ này hay không. Điều này có thể do thực tế rằng ChatGPT vẫn có những hạn chế, chẳng hạn như thiếu khả năng cung cấp thông tin mới nhất.
Xây dựng niềm tin cho các hệ thống AI đòi hỏi thời gian và trải nghiệm tích cực xuyên suốt. Những hạn chế liên quan đến ChatGPT, chẳng hạn như thông tin lỗi thời, đã ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về tính năng và độ đáng tin cậy của công cụ này, cũng như ý định sử dụng nó.
Tiến sĩ Maheshwari cho biết: “Những hiểu biết sâu sắc thu được từ nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực giúp các tổ chức giáo dục đưa ra quyết định liên quan đến việc sử dụng ChatGPT và các công cụ AI tạo sinh khác trong môi trường giáo dục”.
“Thông qua nhận thức về tầm quan trọng của các yếu tố như tính dễ sử dụng, tính hữu ích, tính tương tác, tính cá nhân hóa và ý định áp dụng, các tổ chức giáo dục có thể triển khai những chiến lược hiệu quả nhằm thu hút sinh viên sử dụng các công cụ AI một cách hợp lý”.
Vị chuyên gia này nhận định rằng thế giới đang chứng kiến một cuộc cách mạng đầy tiềm năng trong ngành giáo dục dựa trên sức mạnh của AI mà ChatGPT là công cụ điển hình. Nó đem lại những thay đổi căn bản trong cách con người nhận thức và tiếp cận việc học, hứa hẹn mang lại trải nghiệm giáo dục cá nhân hóa, tương tác và hiệu quả hơn.
Theo bà, trong bối cảnh còn nhiều lo ngại đạo đức xung quanh việc sử dụng AI trong giáo dục, các trường có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo sử dụng AI có trách nhiệm. Bà đề xuất các trường nên ban hành hướng dẫn và quy tắc ứng xử rõ ràng cho cả người học và người dạy, đồng thời cân nhắc thấu đáo về việc tích hợp AI vào công tác khảo thí.
Bà nhận định: “Khi sử dụng các công cụ AI đang trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi, chúng ta cần phải thiết kế các bài đánh giá theo hướng khuyến khích sử dụng AI có trách nhiệm và duy trì kỹ năng tư duy phản biện cũng như tính sáng tạo của người học trong quá trình làm bài”.
“Ngoài ra, các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức liên tục có thể giúp người học và người dạy hiểu về các khía cạnh đạo đức của việc sử dụng AI trong giáo dục, thúc đẩy văn hóa sử dụng công nghệ có trách nhiệm. Nếu hành động dựa trên những cân nhắc về đạo đức này một cách có ý thức, các tổ chức giáo dục có thể khai thác lợi ích của AI song song với duy trì các tiêu chuẩn đạo đức”.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024