GIÁ TRỊ NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN VĂN TỐ TRÊN TẠP CHÍ THANH NGHỊ
Tóm tắt: Nguyễn Văn Tố là một nhân sĩ có tiếng trước cách mạng tháng Tám, Ông làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême – Orient - một cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của người Pháp được thành lập ở Đông Dương vào năm 1898), Ông là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu trên lĩnh vực KHXH&NV, Ông viết nhiều bài khảo cứu, giới thiệu truyền thống văn hóa dân tộc bằng tiếng Pháp trên những tạp chí có uy tín như: Nam Phong, Đông Thanh, Trí Tri, Tri Tân, Thanh Nghị… Những công trình nghiên cứu liên ngành và chuyên sâu, bao quát nhiều lĩnh vực khoa học xã hội của Ông đã gây được tiếng vang lớn, nội dung các công trình thể hiện một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Ông, chúng tôi đánh giá giá trị các bài viết của Ông trên Tạp chí Thanh Nghị để khẳng định lại những giá trị cốt lõi về tư tưởng của Ông đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Văn Tố, bút hiệu Ứng Hòe, sinh ngày 5-6-1889, tại Đông Thành thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương củ (nay là Phường cửa Đông Quận Hoàn Kiếm), trong một gia đình thị dân ở Hà Nội[[1]]. Cha là ông Nguyễn Văn Thịnh, mẹ bà Lê Thị Kim, Nguyễn Văn Tố có hai người anh em trai đều làm giáo viên, vợ Ông là bà Vũ Thị Chắt người làng Mọc - (nay là Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Vợ chồng ông có 3 người con, con gái lớn làm nghề buôn bán, con trai đầu là Nguyễn Văn Bảo học ở trường Bưởi (trường bảo hộ) đến năm 1935 thì sang Pháp, con trai thứ 2 là Nguyễn Văn Tá là giáo viên dạy sinh học tại trường Chu Văn An, Hà Nội về hưu 1990 và theo gia đình sang định cư tại Canada. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Tố giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong chính phủ cách mạng lâm thời. Ông là Đại biểu quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Quốc vụ khanh trong Chính phủ liên hiệp Việt Nam lâm thời (1946).
Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Tố học chữ Hán, sau chuyển sang Pháp học. Sau khi tốt nghiệp Trường Thông ngôn (Collège des interprètes), với bằng trung học, ông được nhận vào làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Française d’Extrême - Orient), một cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của người Pháp ở Hà Nội, một trung tâm khoa học nhân văn tập hợp các nhân vật danh giá bậc nhất mà số đông là người Pháp. Không chỉ là một học giả uyên bác của Viện Viễn Đông Bác Cổ, Ông còn là thành viên của Đông Kinh Nghĩa Thục, đã từng cùng với Cụ cử Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc… hô hào quốc dân học chữ quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có công lớn trong việc xóa nạn mù chữ ở Việt
Là một học giả uyên thâm Hán học, tinh thông Tây học, đóng góp trí tuệ siêu việt trên các lĩnh vực sử học, văn học, văn bản học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tôn giáo học... Những bài viết của Nguyễn Văn Tố, không chỉ khẳng định tầm uyên bác của tri thức, tinh thần nghiêm túc của một nhà sử học, nhà nghiên cứu mà còn thể hiện rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn của một nhân sĩ.
Các bài viết trên tạp chí Thanh Nghị[[2]] về đề tài “thanh niên”; “Sử ta so với sử Tàu”; “Nền giáo dục bình dân”, của ông đăng trên Tạp chí Thanh Nghị là những nội dung nghiên cứu được Ông viết công phu, có tính giáo dục và truyền thống hơn cả. Đó là những tư tưởng mới đối với thanh niên và truyền bá tri thức lịch sử, văn hóa Việt Nam nhằm thức tỉnh lòng yêu nước cho đồng bào mình, rất có giá trị học thuật, có tính chiến đấu cao và ẩn chứa sự kêu gọi chống thực dân Pháp trong đó.
Những bài khảo cứu của Nguyễn Văn Tố trên Tạp chí Thanh Nghị tựu trung có thể phân làm mấy loại như sau:
1. Các bài viết về vấn đề về “Thanh niên”
Trong một khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1943 trong điều kiện cách mạng đang gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nhưng với sự nhiệt huyết của một tri thức yêu nước, Nguyễn Văn Tố nung nấu đóng góp cho sự nghiệp độc lập của dân tộc và xây dựng đất nước sau khi cách mạng thành công. Vì vậy, với một trí tuệ uyên thâm, nghiên cứu nhiều, đọc nhiều Ông đã nhận thức được động lực cho sự phát triển của một quốc gia, sự thành công của một dân tộc là thanh niên – “Một năm khởi đầu từ mùa xuân - Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Cho nên, đề tài về thanh niên trở thành những bài viết, bài luận được Ông phân tích trên một Tạp chí có uy tin lúc bây giờ - Tạp chí Thanh Nghị. Trong khoảng thời gian này (1942 – 1943), Ông đã công bố 5 bài viết về thanh niên, với những nội dung khác nhau, tất cả đều nói lên nỗi lòng, suy nghĩ của ông về vai trò, sứ mệnh của thanh niên đối với vận mệnh sự phát triển của đất nước.
Nghiên cứu đầu tiên của ông về vấn đề thanh niên đăng trên tạp chí Thanh Nghị là bài viết “Thanh niên đối với sự học” (/1942, số 14, tr. 13). Ông cho rằng Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước, chính vì vậy đối với thanh niên, việc đầu tiên là cần phải coi trọng việc học, học để làm người, học để có trí thức, học để làm việc, học để biết phân biệt trắng, đen, tốt, xấu và học là để yêu nước, học để làm một người cách mạng chân chính. Như vậy, trong tư duy, tầm nhìn của Nguyễn Văn Tố đã nhìn thấy Thanh niên – “lực lượng tiên phong trong khám phá và chiếm lĩnh tri thức”, Ông coi việc học của thanh niên là việc quốc gia đại sự, là sự thịnh vượng và phát triển của một dân tộc.
Không chỉ dùng lại ở sự học, Ông cho rằng thanh niên ngoài việc học để có “tài” cần phải tu dưỡng “đạo đức”, “tài và đức” phải đi liền với nhau. Đây cũng chính nội dung bài viết thứ 2 “thanh niên với lễ giáo” của ông đăng trên tạp chí Thanh Nghị (//1942, số 23, tr. 11). Nội dung cốt lõi của bài viết này, ông bàn về các vấn đề nêu cao về ý thức văn hóa và đạo đức đối với thanh niên “từ lời ăn, tiếng nói, ngay cả trong giao tiếp và cách ăn mặc của thanh niên trong cuộc sống hàng ngày”. Ông cho rằng, đó chính là chuẩn mực đạo đức của người thanh niên, và cũng chính là sự tôn trọng đối với xã hội, đối với mọi người, chính là sự thể hiện văn hóa, sự phát triển của một dân tộc. Tư tưởng đó của ông hướng đến xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Nam có học thức, đạo đức văn hóa và văn minh, hình thành nhân cách con người cách mạng vừa có tri thức vừa có đạo đức, tài và đức phải đi đôi với nhau.
Tư tưởng đó của Ông, suy ngẫm với lời dạy của Bác Hồ “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Tư tưởng của Nguyễn Văn Tố về “đức” và “tài” của thanh niên đã khẳng định trí tuệ và tầm nhìn, Ông đã “nhìn xa trông rộng”, có tầm nhìn về tương lai cho dân tộc, cho đất nước về sau.
Để có tri thức, ngoài việc học Ông cho rằng thanh niên cần phải tu thân, cần phải chăm chỉ, nghiêm túc học hành, phải coi trọng việc học và đề cao việc học, khó khăn, gian khổ cũng phải lấy việc học để vươn lên, phải vượt lên mọi hoàn cảnh để tiếp thu tri thức, chiếm lĩnh tri thức. Cũng chính vì vậy trong năm 1943 trên tạp chí Thanh Nghị Ông đã đề cập về vấn đề học tập của Thanh niên với bài viết “Thanh niên với cần lao” (// 1943, số 26, tr. 23). Để chứng minh việc học là quan trọng đối với thanh niên ông đã lấy dẫn chứng thanh niên từ nước Pháp, cho đến trong thời kỳ phong kiến đời vua Lê Hiến Tông ở nước ta, có nhiều tấm gương đã vượt khó học tập để thành danh, góp công xây dựng và chấn hưng đất nước. Vì vậy, theo Ông trong mọi thời đại thì thanh niên cần phải coi việc học, việc nghiên cứu là việc trọng đại, phải vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên, không được thấy khó khăn mà từ bỏ, trong mọi hoàn cảnh thanh niên phải “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.
Thanh niên là “rường cột của nước nhà”, đối với thanh niên phải là “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, cũng chính vì thế trên Tạp chí Thanh Nghị (//1943, số 32, tr. 21) “Thanh niên với việc làng”, Nguyễn Văn Tố đã đề cập đến vai trò của thanh niên không chỉ đối với sự phát triển chung của xã hội, mà ông còn cụ thể vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của các làng quê, thanh niên phải có nhiệm vụ truyền bá tri thức đến các làng quê, đưa tri thức đến làng xã, làng xã có phát triển thì đất nước, quốc gia mới phát triển. Suy ngẫm tư tưởng của Nguyễn Văn Tố lúc bây giờ và hiện nay công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cả dân tộc chung tay cùng một mục tiêu làm cho“dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, vì vậy, cùng với nhân dân cả nước, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động phong trào đưa 500 tri thức trẻ (thanh niên) về các vùng sâu vùng xa để làm việc, truyền bá tri thức, xây dựng và phát triển ở những làng quê khó khăn...
Thanh niên cần phải sáng tạo, cần phải giám nghỉ, giám làm và đó cũng chính là nội dung cốt lõi mà Nguyễn Văn Tố viết “Thanh niên với âm nhạc”, trên Tạp chí Thanh Nghị (// 1943, số 36, tr.19). Ông đã mượn âm nhạc để biểu lộ tinh thần của thanh niên trong cuộc sống, trong xây dựng đất nước, Ông cho rằng âm nhạc như văn chương đi vào lòng người, cũng giống như vai trò của thanh niên phải có sự sáng tạo, vì sáng tạo là khởi nguồn cho mọi thành công – hiện nay chúng ta đang phát động phong trào khởi nghiệp trong thanh niên để xây dựng đất nước.
Như vậy, giá trị và ý nghĩa của các bài viết về “thanh niên” của Nguyễn Văn Tố trên tạp chí Thanh Nghị đã khẳng định tầm nhìn của Ông đối với một thế hệ là bệ phóng của dân tộc, thế hệ thanh niên Việt Nam. Suy ngẫm lại lời dạy của Hồ Chí Minh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Để chúng ta một lần nữa khẳng định tầm nhìn của Nguyễn Văn Tố cho đất nước, Ông đã sớm xác định “Thanh niên” chính là “rường cột” của nước nhà. Do đó, cần phải giáo dục về tri thức, về đạo đức, về sự sáng tạo, về lòng nhiệt huyết… cho thanh niên, và trong mọi giai đoạn lịch sử cần phải lấy thanh niên, coi thanh niên là động lực thúc đẩy xây dựng và phát triển đất nước.
2. Các bài viết về “Sử học”
Chỉ trong khoảng hơn một năm 1943 – 1944 Nguyễn Văn Tố đã viết trên 10 bài viết “Sử ta so với sử Tàu”, cho đăng trên nhiều tạp chí, trong đó tạp chí Thanh Nghị là chủ yếu nhất, nội dung cốt lõi của các bài viết ấy là:
Nguyễn Văn Tố đã ra sức trích dịch và giới thiệu những tư liệu quan trọng về văn hoá truyền thống của dân tộc, cụ thể là những bài giới thiệu và trích dịch các văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu. Có thể nói, Nước ta mãi đến thời Lý, Trần mới bắt đầu công việc biên soạn lịch sử và số tác phẩm thời đó còn lại đến nay chỉ có Đại Việt sử lược, Việt điện u linh, An
Mặt khác, các bài viết về “Sử học” của Nguyễn Văn Tố còn có một mục tiêu rất quan trọng là khảo cứu một số vấn đề cụ thể để chuẩn bị cho một công trình tổng hợp về lịch sử Việt Nam. Ý tưởng này được Ông nói rõ trong lời mở đầu của “Sử ta so với sử Tàu”: “Có người kêu rằng 20 năm nay không thấy ai làm được quyển Nam sử nào dày bằng quyển Việt Nam sử lược của ông Trần Trọng Kim, hay quyển Histoire moderne du pays d’ Annam của ông Charles Maybon. Tôi tưởng cái đó không lấy gì làm lạ, vì rằng một cuốn sử Nam mà chép được những việc xưa nay chưa ai chép đến, thì phải tìm tòi khó học, góp nhặt, so sánh mà sách chữ Hán thì lại chép tản mát ra nhiều chỗ. Sử học cũng như khoa học, không chú ý làm sách cho dày, chỉ cốt tìm được nhiều điều mới, xưa nay chưa ai nói đến, hoặc chứa những chữ của người trước chép sai. Nếu kê cứu đâu ra đấy, thì tự khắc có người hội ý lại, để dọn thành sách phổ thông. Lúc bấy giờ mới làm sách dày, mới gọi là tổng hợp, trước kia còn là phân tích.
Sử ta đã đến thời kỳ tổng hợp chưa?
Kể đại cương về các đời vua, thì những quyển sử
Qua đoạn trích trên đã phản ánh khá đầy đủ quan điểm sử học của Nguyễn Văn Tố. Ông cho rằng, một công trình sử học, giá trị không phải ở độ dày của công trình đó, trước hết phải là công phu tra cứu, thu thập tư liệu, phát hiện những cái sai của người đi trước, bổ sung nhiều cái mới. Tư liệu theo quan điểm của ông, không phải chỉ “văn thư” tức tư liệu chữ viết mà tư liệu “còn ở các đồ cổ tích nữa” tức các di tích, di vật lịch sử. Ông cho rằng, nhận thức lịch sử không phải chỉ viết về “các đời vua” mà còn phải viết về sinh hoạt của dân chúng về quân sự, giáo dục, về quan hệ với nước ngoài… Nó phải bao quát được các mặt về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
Qua những bài khảo cứu và những cuộc tranh luận“Sử ta so với sử Tàu”, trên Tạp chí Thanh Nghị, Nguyễn Văn Tố tự thể hiện là một học giả sử học tinh thông dựa trên cơ sở nắm vững các nguồn tư liệu thư tịch của ta và Trung Quốc. Trong các bài khảo cứu, ông đã kê cứu, trích dẫn rất nhiều thư tịch cổ của Trung Quốc từ Nhị thập ngũ sử tức 25 bộ sử về các triều đại Trung Quốc cho đến các bộ sách cổ như Thuỷ kinh chú, Thái bình hoàn vũ ký, Nguyên Hoà quận huyện chí, Tư trị thông giám, Độc sử phương dư kỷ yếu, Việt kiệu thư, An Nam chí…. Trong các thư tịch cổ của ta, ông đã khai thác tất cả các thư tịch cổ và là người đầu tiên sử dụng cuốn Đại Việt sử lược là bộ sử sớm nhất (thời Trần) còn bảo tồn đến nay nhưng bị thất lạc sang Trung Quốc, đến thời Thanh mới được sưu tầm, khắc in và đưa vào Tứ khố toàn thư. Chính lối kê cứu đó, là những sự thật lịch sử được xác minh làm sống lại những giá trị văn hóa và những trang sử đích thực của dân tộc.
Kiến thức sâu rộng, sự bản lĩnh vững vàng về phong thái của một nhân sĩ uyên bác, bao trùm lên tất cả con người của Nguyễn Văn Tố là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao. Dưới chế độ thực dân, những trang viết về lịch sử, “Sử ta so với sử Tàu” của ông không chỉ nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hoá dân tộc mà còn gợi lên những suy nghĩ về tinh thần yêu nước, đã khẳng định những giá trị sự thật về lịch sử của dân tộc Việt Nam, về xác nhận chủ quyền biên giới của nước ta qua các triệu đại… Khẳng định về lòng tự tôn, tự hào dân tộc về tinh thần yêu nước không khuất phục của nhân dân ta so với mọi kẻ thù xâm lược…
3. Kết luận
Ứng Hoè - Nguyễn Văn Tố là một học giả uyên bác, một nhà sử học, nhà nghiên cứu lớn của đất nước, đã có công gây dựng nền tảng khoa học cho sự phát triển của các lĩnh vực nghiên cứu KHXH&NV Việt Nam hiện đại. Những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tố đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước và dấy lên yêu cầu chấn hưng văn hoá dân tộc. Ở con người nhà tri thức này có những giá trị của dân tộc, cốt cách con người Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Cường (2009), “Học giả Nguyễn Văn Tố, người tham gia sáng lập, Hội trưởng hội truyền bá quốc ngũ Việt
2. Chuyên mục trên tạp chí Thanh Nghị “Sử ta so với sử Tầu” // 1944, số 60, tr.5; số 62, tr. 21; số 66, tr.11; số 68, tr. 15; số 72, tr. 11; số 79, tr.9; số 81, tr. 7, số 82, tr.13; số 84, tr.21; số 88, tr. 20; số 90, tr. 8; Số 105, tr.16.
3. Các bài viết về Thanh Niên của Nguyên Văn Tố trên Tạp chí Thanh Nghị:
- Thanh niên đối với sự học // 1942, số 14, tr. 13
- Thanh niên đối với lễ giáo // 1942, số 23, tr. 11
- Thanh niên đối với cần lao // 1943, số 26, tr. 23
- Thanh niên đối với việc làng // 1943, số 32, tr. 21
- Thanh niên với âm nhạc // 1943, số 36, tr. 19
4. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố (1997): Đại
5. Phan Huy Lê (2009), “Ứng Hòe – Nguyễn Văn Tố một chí sỹ yêu nước, một liệt sỹ anh hùng, một học giả uyên bác trong nhiều lĩnh vực”. Tạp chí Xưa và Nay số 333 tháng 6.
[[1]]. Trong nhiều tư liệu có ghi: Ông sinh tại Hà Nội có ông nội và cha là nhà nho - “xuất thân trong một gia đình nho học; Xem Phan Huy, Lê Trần Đức Cường 2009”.
[[2]]. Báo thanh nghị ra hàng ngày vào thứ bảy do Vũ Đình hòe làm chủ nhiệm. Tiêu chí của bào là Nghị luận, văn chương và khảo cứu các lĩnh vực: lịch sử, văn học, mỹ thuật và văn hóa khoa học giáo dục, kinh tế và xã hội, nông nghiệp chăn nuôi và nông thôn, luật pháp hoạt động xã hội và đời sống thường ngày, tình hình quốc tế, nghiên cứu về tình hình chính trị, xã luận và các bài bình luận. báo đã quy tụ được hầu hết các nhà tri thức đương thời, trong nhiều ngành khoa học khác nhau.
Viết bài: TS. Trần Cao Nguyên (Bài đã được đăng tại tạp chí Nhân Lực KHXH - ISSN, thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam)
Duyệt đăng: TS. Trần Cao Nguyên
- TỔ CHỨC PHỐI HỢP, HIỆP ĐỒNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIẢI PHÓNG TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAMNghiên cứu29/09/2024
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XXNghiên cứu30/08/2024
- ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG (2013 – 2023)Nghiên cứu29/08/2024
- Thực trạng và những vẫn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Nghiên cứu06/04/2024
- Bộ Giáo dục: Học Sư phạm ra, khả năng có việc làm là rất caoNghiên cứu20/03/2024
- SEMINAR KHOA HỌC CỦA KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TRƯỜNG SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Tháng 1- năm 2024)Nghiên cứu24/01/2024
- TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN HIỆN NAYNghiên cứu10/01/2024
- Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và sự vận dụng của Đảng ta trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu04/01/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024