SEMINAR KHOA HỌC CỦA KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TRƯỜNG SƯ PHẠM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Vào lúc 19h30 ngày 22 tháng 2 năm 2023, Khoa Giáo dục Chính trị tổ chức seminar khoa học thường kỳ hàng tháng. Tác giả bài viết và chủ trì báo cáo là giảng viên TS. Bùi Thị Cần với chủ đề:“Vấn đề tự học của sinh viên đại học hiện nay”.
Buổi seminar nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều thầy cô giáo và các nhà khoa học: TS. Nguyễn Văn Trung - Trưởng khoa Du lịch và Công tác xã hội, Trường KHXH&NV, Trường ĐHV; các giảng viên khoa GDCT, Trường Sư phạm, Trường ĐHV: ThS.Hoàng Thị Nga; TS.Lê Thị Nam An; ThS.Phan Huy Chính; ThS.Nguyễn Thị Kim Thi, ThS.Nguyễn Thị Kim Chi.
Mở đầu bài báo cáo, TS.Bùi Thị Cần trình bày tính cấp thiết của đề tài seminar. TS Bùi Thị Cần đã chỉ ra bản chất của phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên (SV) trong đó tự học là hình thức đặc biệt quan trọng của SV đang học tập ở các trường đại học. Nhiệm vụ giảng dạy ở đại học là bồi dưỡng hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo gắn với nghề nghiệp tương lai của SV, làm phát triển ở họ năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là tư duy sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành cho SV thế giới quan khoa học, lý tưởng, tác phong chuyên nghiệp của nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao. Để làm được điều đó, một trong những vấn đề cần được chú trọng là bồi dưỡng cho SV kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và thời đại công nghệ số hóa thì vấn đề tự học của SV càng quan trọng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các sáng kiến, xây dựng các biện pháp tác động tích cực tới quá trình rèn luyện kỹ năng tự học của SV.
Về nội dung chính của báo cáo, TS.Bùi Thị Cần trình bày ba phần cơ bản:
1) Tầm quan trọng việc tự học của sinh viên đại học hiện nay
2) Thực trạng việc tự học của sinh viên đại học hiện nay
3) Một số đề xuất định hướng cho sinh viên nâng cao ý thức, mức độ và chất lượng (hiệu quả) tự học.
Thông qua Bài báo cáo, TS.Bùi Thị Cần đã làm rõ được tầm quan trọng, thực trạng cũng như đề xuất một số định hướng để việc tự học của SV ngày càng hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Trong đó nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các chủ thể giáo dục là giảng viên, nhà trường và đặc biệt là bản thân SV cần có các biện pháp cụ thể để phát huy tinh thần, kỹ năng tự học, có phương pháp đúng, biết xây dựng kế hoạch và tạo không gian học tập nhiều hứng thú tích cực.
Sau khi nghe báo cáo seminar của TS.Bùi Thị Cần, các đại biểu tham dự seminar đã phát biểu, tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi về chủ đề, nội dung bài seminar. ThS.Hoàng Thị Nga đánh gia cao chủ đề của bài báo cáo đã đưa ra, nội dung ý nghĩa và thiết thực. Trong đó nhấn mạnh về việc Nhà trường cần tạo không gian tự học tiện lợi, thu hút SV nhằm tạo sự lan toả tinh thần tự học trong không gian nhà trường; vấn đề chỉ dẫn cho SV nhận thức rõ ràng giá trị tự học, tạo tự giác, tự nhận thức của SV ngày càng cao hơn. ThS có đề xuất, GV cần sử dụng trang elearning để kiểm tra tự học của SV qua các scorm, hệ thống câu hỏi theo các mức độ; giao nhiệm vụ rõ ràng; có đánh giá để nhận xét khả năng tự học của SV; nêu cao trách nhiệm của GV thúc đẩy tinh thần, ý thức tự học của SV.
Ths. Nguyễn Thị Kim Thi đồng tình với những nội dung mà bài báo cáo đã đưa ra, có thêm đề xuất như: Nhà trường cần kết cấu, bố trí lại không gian tự học cho SV, sử dụng các không gian hiện có như Thư viện một cách hợp lý để tránh lãng phí; chú trọng khả năng tiện ích, thuận lợi trong các không gian tự học để thu hút SV; phối hợp các chủ thể, các bên liên quan để thúc đẩy tinh thần, ý thức tự học của SV.
ThS.Phan Huy Chính cho rằng thực trạng tự học hiện nay của SV rất khó giải quyết trong thời gian ngắn. Thầy cho rằng, cần xem xét tính hệ thống của các nguyên nhân gây ra sự lười học của SV, nhất là trong tư duy, cách nghĩ về vấn đề tự học còn chưa đúng của SV,… TS.Lê Thị Nam An tán thành cao nội dung bài báo cáo, khẳng định nội dung rất ý nghĩa. Đây là vấn đề vừa ẩn vừa hiện. “Hiện ở chỗ” số tiết tự học gấp đôi số tiết lý thuyết và thảo luận; “Ẩn ở chỗ” chưa có sự kiểm tra đánh giá cụ thể về việc tự học.
Ths.Nguyễn Thị Kim Chi đánh giá nội dung bài báo cáo rất hay và ý nghĩa, là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết hiện nay. Ths cho rằng, ngoài việc đánh giá sự tương tác của SV qua các hệ thống bài giảng online, GV cần kiểm tra thường xuyên ở trên lớp thông qua việc trao đổi, thảo luận bài học; đưa ra những vấn đề có tính mở, định hướng để SV chủ động, tự mình giải quyết được các vấn đề đặt ra trong các tiết học. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, quy mô tự học phải có không gian, tạo hứng thú cho SV tập trung tự học thường xuyên ở trường. Đặc biệt, không chỉ tự học khi các kỳ thi bắt đầu mà môi trường tự học phải được xây dựng lâu dài, có thể thông qua hội nhóm do SV tiêu biểu dẫn đầu.
Sau khi lắng nghe các vấn đề chia sẻ của các đại biểu tham dự, TS.Bùi Thị Cần ghi nhận và tiếp thu các ý kiến góp ý, thảo luận đồng thời TS làm sáng tỏ thêm một số nội dung liên quan đến nội dung bài báo cáo, cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của tất cả các giảng viên, nhà khoa học.
Buổi seminar với chủ đề Vấn đề tự học của sinh viên đại học hiện nay” của TS.Bùi Thị Cần rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các sáng kiến thúc đẩy khả năng cũng như tính hiệu quả tự học của SV từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo nguồn nhân lực. Buổi seminar diễn ra rất sôi nổi, ghi nhận được nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, thầy cô tham dự. Tin tưởng rằng, thông qua diễn đàn seminar khoa học thường xuyên, tích cực sẽ tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau của GV cũng như thúc đẩy nhiều nghiên cứu, trao đổi những vấn đề mới liên quan đến hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chính trị, đoàn thể khác. Từ đó GV không ngừng áp dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình nâng cao chất lượng dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học ở Trường ĐHV.
Tin bài: ThS Nguyễn Thị Kim Chi
- TỔ CHỨC PHỐI HỢP, HIỆP ĐỒNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIẢI PHÓNG TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAMNghiên cứu29/09/2024
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XXNghiên cứu30/08/2024
- ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG (2013 – 2023)Nghiên cứu29/08/2024
- Thực trạng và những vẫn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Nghiên cứu06/04/2024
- Bộ Giáo dục: Học Sư phạm ra, khả năng có việc làm là rất caoNghiên cứu20/03/2024
- SEMINAR KHOA HỌC CỦA KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TRƯỜNG SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Tháng 1- năm 2024)Nghiên cứu24/01/2024
- TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN HIỆN NAYNghiên cứu10/01/2024
- Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng và sự vận dụng của Đảng ta trong bối cảnh hiện nayNghiên cứu04/01/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024